Bangladesh hoán đổi tiền tệ trị giá 200 triệu USD với Sri Lanka

0
84
(Internet)
(Internet)

Lần đầu tiên, Bangladesh mở một kênh hỗ trợ cho nền kinh tế Sri Lanka hiện đang gặp khó khăn, giúp bù đắp nguồn dự trữ ngoại hối đang cạn kiệt cho quốc đảo này, với khoảng 500 triệu USD.

Đại dịch Covid-19 toàn cầu đã tác động nặng nề đối với Sri Lanka. Kinh tế Sri Lanka giảm 3,6% vào năm 2020, mức tồi tệ nhất từ trước đến nay. Hiện nước này có 3,7 tỷ USD nợ nước ngoài đáo hạn trong năm nay, trong khi các nguồn thu ngoại tệ quan trọng như du lịch và xuất khẩu bị sụt giảm nghiêm trọng. Ngành du lịch mang về khoảng 4,5 tỷ USD, vốn vẫn đang lao đao vì các vụ đánh bom vào ngày Chủ nhật Phục sinh năm 2019 khiến 279 người thiệt mạng; trong khi xuất khẩu cũng giảm khoảng 17% vào năm 2020.

Vào cuối tháng 4, dự trữ ngoại hối của Sri Lanka ở mức khoảng 4 tỷ USD, đủ để chi trả các nhập khẩu trong 3 tháng. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của Bangladesh đang đạt mức cao theo từng tháng. Vào cuối tháng 4, dự trữ ngoại hối của Bangladesh lần đầu tiên vượt mốc 45 tỷ USD.

Hai nước mong muốn có một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ, việc này được đặt ra trong chuyến thăm của Thủ tướng Sri Lanka Mahinda Rajapaksa đến Bangladesh vào tháng 3 để Lễ kỷ niệm 50 năm Độc lập của Banglasdesh. Thỏa thuận này sẽ cho phép Colombo đổi đồng rupee Sri Lanka lấy 200 triệu USD từ Ngân hàng Bangladesh, và có thể lên đến 500 triệu đô la.

Theo Md. Serajul Islam, người phát ngôn của Ngân hàng Trung ương Bangladesh (BB), BB đã chấp thuận cung cấp ban đầu 200 triệu USD. Ngân hàng Trung ương Sri Lanka dự kiến sẽ trả lại số tiền này trong 3 tháng với lãi suất LIBOR + 2%. Nếu thời hạn lên đến 6 tháng, lãi suất sẽ là LIBOR + 2,5%. LIBOR, từ viết tắt của London Interbank Offer Rate, là tỷ giá tham chiếu toàn cầu cho khoản vay ngắn hạn không có bảo đảm trên thị trường liên ngân hàng và đóng vai trò là chuẩn mực cho lãi suất ngắn hạn. Tuần này, LIBOR 3 tháng là 0,16% và 0,18%

Đối với Sri Lanka, đây không phải là thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đầu tiên mà nước này ký kết trong năm nay vì nước này đang tuyệt vọng tìm kiếm đồng tiền mạnh để tăng cường dự trữ của mình. Đầu tháng 3, họ đã ký một hợp đồng hoán đổi tiền tệ trị giá 10 tỷ nhân dân tệ (1,54 tỷ USD) với Trung Quốc và hợp đồng 1 tỷ USD với Ấn Độ vào tháng 9 năm ngoái. Nhưng 2 tháng trước, Ấn Độ đã mở rộng tiếp hoán đổi tiền tệ trị giá 400 triệu USD với điều kiện quốc đảo này tham gia vào chương trình nợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đi kèm với một quy định hợp nhất tài chính nghiêm ngặt.

Chỉ 9 trong số 16 chương trình của IMF ở Sri Lanka được hoàn thành. Bên cạnh đó, Colombo không thích vay IMF. Trong 55 năm qua, Sri Lanka đã 16 lần cần IMF cứu trợ, chỉ đứng sau Pakistan với 20 lần cầu cứu IMF. Lần cuối cùng Sri Lanka tìm đến IMF vào năm 2016, với 1,5 tỷ đô la. Nhưng chương trình đó đã đột ngột kết thúc sau khi chính phủ Rajapaksa lên nắm quyền vào tháng 11 năm ngoái.

Với tình hình tài chính công bấp bênh của Sri Lanka, vào tháng 9 năm ngoái, Moody’s, một trong ba tổ chức xếp hạng lớn, đã hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia Nam Á này xuống hai bậc: từ “B2” (rủi ro tín dụng cao) xuống “Caa1” (rủi ro tín dụng rất cao). Moody’s cho biết quốc gia Nam Á này sẽ khó đảm bảo nguồn vốn để trả khoản nợ nước ngoài khổng lồ, lên tới khoảng 4 tỷ USD (hàng năm) từ năm 2020 đến năm 2025.

Việc mở rộng hỗ trợ tài chính cho nước láng giềng Nam Á trong thời điểm cần thiết rất có ý nghĩa đối với Bangladesh, quốc gia đang tìm cách tận dụng tốt nhất nguồn dự trữ ngoại hối đang tăng cao của mình, trong khi lãi suất cho vay ở phương Tây đang âm.

Ahsan H Mansur, cựu chuyên gia kinh tế của IMF, giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Chính sách, một tổ chức tư nhân tư nhân, cho biết có những rủi ro liên quan đến các giao dịch như vậy. “Có rủi ro nếu Sri Lanka vỡ nợ”. Ông cho rằng số tiền này không phải là một số tiền nhỏ, “nhưng tỷ giá Bangladesh đang nhận được là một tỷ giá tốt – trong hoàn cảnh hiện tại”.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here