“Ba cuộc chiến trong năm 2020”

0
81
(http://www.journeeseconomie.org/)
(http://www.journeeseconomie.org/)

Theo đánh giá của Philippe Escande, Biên tập viên kinh tế báo Le Monde, sự kết hợp giữa 03 cuộc chiến: chiến tranh nóng tại Trung Đông, chiến tranh lạnh Mỹ-Trung và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ gây bất ổn cho kinh tế thế giới trong năm 2020.

Đầu tiên là cuộc chiến tranh nóng với nguy cơ bùng nổ sớm nhất. Bằng cách ra lệnh tiêu diệt một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Teheran, Tổng thống Trump đã chấp nhận rủi ro xung đột vũ trang thực sự. Cuộc chiến này không cân sức, nhưng Iran có khả năng gieo rắc tình trạng hỗn loạn tại khu vực vùng Vịnh, trung tâm dầu mỏ thế giới. Các điểm dễ bị tấn công nhất là A-rập Xê-út, UAE hay Qatar nơi đặt căn cứ quân sự của Mỹ. Phản ứng trên thị trường dầu thô đến nay vẫn ở mức vừa phải, song xung đột trên qui mô lớn có thể làm thay đổi cục diện. Nhất là khi Iran không phải là yếu tố gây bất ổn duy nhất. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bước vào xung đột nội bộ tại Lybia. Một lần nữa, vấn đề dầu lửa lại nổi lên và là lý do kích hoạt chủ nghĩa Ottoman (Chủ nghĩa Ottaman cũng đang được triển khai tại vùng biển ngoài khơi của Síp, một quốc gia thành viên của EU, nhằm chiếm giữ các mỏ vàng đen).

Cuộc chiến thứ hai là chiến tranh lạnh đang diễn ra. Cuộc chiến này cũng do Tổng thống Mỹ phát động do lo lắng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động tàn phá của nó đối với ngành công nghiệp Mỹ. Đáp lại, Trung Quốc đã mạnh tay quốc hữu hóa ngành công nghiệp của mình, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. Trong hai năm tới, máy tính, chíp và phần mềm của các cơ quan hành chính Trung Quốc đều sẽ được nội địa hóa. Ba nươi năm sau khi toàn cầu hóa đã giúp Trung Quốc thoát nghèo, điều nay giúp Trung Quốc tự đánh giá đủ mạnh để tự chủ và thoát khỏi công nghệ phương Tây. Hiện nay “Một bức màn sắt” đang hình thành quan hệ thương mại quốc tế. Kể từ năm 2017, trao đổi thương mại giữa hai nước đã sụt giảm 9% và đầu tư trực tiếp giảm 60%.

Diễn biến trên tuy không ngăn được kinh tế Mỹ tăng trưởng, nhưng đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Điều này còn làm cho mọi người ngày càng nghĩ rằng toàn cầu hóa chỉ là quá khứ và cái giá của nó khá đắt. Theo tuần báo The Economist, riêng việc hình thành thêm một chuỗi các nhà cung cấp và chuẩn công nghệ cũng có thể tốn đến 2.000 tỷ USD, tương đương với 6% GDP của cả hai siêu cường này.

Cuộc chiến thứ ba là cuộc chiến của con người chống lại chính con người. Các vụ hỏa hoạn đang tàn phá Australia là lời nhắc nhở về cách tự nhiên trả thù con người. Biến đổi khí hậu, và hệ lụy kèm theo như cháy rừng, bão và lũ lụt, đáng ra phải khiến con người xích lại gần nhau hơn để chống lại sự nóng lên của khí hậu. Tuy nhiên, thực tế là biến đổi khí hậu đang chia rẽ nhân loại. Trong thế hỗn mang, châu Âu, nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, đang cố gắng đẩy mạnh việc đánh cược sẽ vượt qua được cả ba cuộc chiến trên bằng việc biến thách thức môi trường thành đòn bẩy phát triển kinh tế và làm gương cho phần còn lại của một thế giới.

(Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp/Le Monde)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here