ASEAN và Bài toán năng lượng thời kỳ hậu Covid-19

0
102
Bối cảnh năng lượng tương lai của ASEAN sẽ dựa vào các hành động, chính sách và đầu tư của ngày hôm nay nhằm chuyển đổi hệ thống năng lượng dựa vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch vốn đang chiếm ưu thế hiện nay thành một hệ thống năng lượng sạch hơn.

Theo tờ ASEAN Post, trong hai thập kỷ qua, các quốc gia ASEAN đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực năng lượng như tăng tốc tiếp cận điện khí hóa nông thôn, nhanh chóng xây dựng hệ thống lưới điện quốc gia quy mô lớn, huy động thành công các nguồn tài nguyên tại chỗ, từng bước áp dụng công nghệ mới, và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo.

Bối cảnh năng lượng tương lai của ASEAN sẽ dựa vào các hành động, chính sách và đầu tư của ngày hôm nay nhằm chuyển đổi hệ thống năng lượng dựa vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch vốn đang chiếm ưu thế hiện nay thành một hệ thống năng lượng sạch hơn.

Chuyên gia kinh tế năng lượng cấp cao tại Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) Han Phoumin cho biết, ngoài ra ASEAN cũng đang bắt đầu phát triển các hoạt động thương mại điện năng xuyên quốc gia mang tính song phương và trao đổi điện năng sẽ thúc đẩy thị trường thương mại đa phương trong tương lai.

Tuy nhiên, bối cảnh năng lượng tương lai của ASEAN sẽ dựa vào các hành động, chính sách và đầu tư của ngày hôm nay nhằm chuyển đổi hệ thống năng lượng dựa vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch vốn đang chiếm ưu thế hiện nay thành một hệ thống năng lượng sạch hơn.

Trong bối cảnh thế giới tập trung ngăn chặn đại dịch COVID-19 lây lan, các biện pháp chính sách sẽ mang lại những kết quả khác nhau, phụ thuộc vào thời điểm mở cửa trở lại một phần hoặc toàn bộ nền kinh tế.

Đại dịch COVID-19 đã đẩy kinh tế thế giới vào suy thoái, trong đó kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ giảm -4,9%, trong khi kinh tế các nước ASEAN-5 (Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan) dự đoán giảm -1,3% trong năm 2020. Trong năm nay, nhu cầu năng lượng toàn cầu dự kiến cũng giảm 6% so với năm trước. Tuy nhiên, các quốc gia đang bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ có thể chứng kiến nhu cầu năng lượng sụt giảm tới 18-25%. Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu cũng dự kiến sẽ sụt giảm 8 triệu thùng mỗi ngày. Do đó, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) toàn cầu có thể giảm 8% so với năm 2019.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến 300 triệu việc làm trên toàn cầu gặp rủi ro, trong đó 3,2 triệu trong tổng số 40 triệu việc làm trong lĩnh vực năng lượng có thể đã bị mất. Nhiều triệu việc làm trong khu vực phi chính thức đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và hàng triệu người có thể đã rơi xuống mức nghèo đói.

Trong cuộc khủng hoảng này, một số quốc gia ASEAN đã phải đối mặt với thách thức khi nợ quốc gia ngày càng tăng hoặc nguồn tiết kiệm quốc gia bị cạn kiệt do phải chi tiêu nhiều hơn để bảo vệ cuộc sống, phúc lợi, cũng như cần tung các gói kích thích thích hợp để giải cứu nền kinh tế.

Nếu không có các gói kích thích kinh tế phù hợp, nền kinh tế sẽ chậm phục hồi và tác động sẽ rất lớn. Tuy nhiên, khi kỷ nguyên hậu COVID-19 bắt đầu, hy vọng rằng nhu cầu năng lượng sẽ trở lại mạnh mẽ vào năm 2021.

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có các quốc gia thành viên ASEAN đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về viễn cảnh năng lượng tương lai. Quá trình chuyển đổi năng lượng cần tuân theo một kiến trúc mới bao gồm chính sách và công nghệ hợp lý để đảm bảo tiếp cận năng lượng với khả năng chi trả, an ninh và bền vững năng lượng.

Do đó, tất cả các quyết định và biện pháp chính sách năng lượng sẽ cần được cân nhắc trước các rủi ro có khả năng cao hơn về chi phí năng lượng, khả năng chi trả và an ninh năng lượng trong thế giới hậu COVID-19.

Với tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch cao (dầu, than đá và khí tự nhiên chiếm tới 80% thị phần) trong nguồn năng lượng hỗn hợp hiện nay của ASEAN, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng các công nghệ sạch là điều không thể thiếu nhằm cắt giảm lượng khí thải của khu vực. Ngoài ra, nguồn khí đốt tự nhiên cũng cần được thúc đẩy như một loại nhiên liệu chuyển tiếp trong ASEAN.

Năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và hydro tái tạo cần được đẩy mạnh cùng với việc áp dụng các công nghệ sạch trong trung và dài hạn. Mặc dù là các nguồn năng lượng dồi dào nhất của ASEAN, song năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió cho đến nay đã đóng góp một phần không đáng kể (2,4% vào năm 2020) trong nguồn điện hỗn hợp do tính chất “không liên tục” của chúng.

Trong khi đó, lĩnh vực năng lượng cũng cần được cải cách, đặc biệt là thị trường điện. Theo đó, cần có sự cạnh tranh cởi mở hơn trong tất cả các lĩnh vực của thị trường điện như sản xuất, truyền tải và phân phối.

Sẽ cần cải cách hơn nữa các quy định và thủ tục để cho phép các công nghệ tiên tiến và cạnh tranh hơn tham gia vào thị phần năng lượng hỗn hợp thay vì sử dụng các quy định và thủ tục cũ vốn có lợi cho các loại nhiên liệu truyền thống.

Thị trường điện trong tương lai sẽ cần phải chuyển từ mô hình “một người mua” sang mô hình cạnh tranh toàn thị trường, trong đó cơ quan quản lý điện giữ vai trò độc lập và là nhà điều hành hệ thống thể chế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bán buôn cũng như bán lẻ, đồng thời khuyến khích nhiều bên tham gia hơn.

Theo cách này, cải cách ngành điện sẽ thu hút đầu tư nước ngoài nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng điện, bao gồm hệ thống điện hiệu quả hơn và loại bỏ dần các công nghệ cũng như các cơ sở phát điện kém hiệu quả. Để phục hồi ngành năng lượng trong thế giới hậu COVID-19, cơ sở hạ tầng năng lượng chất lượng sẽ cần được thúc đẩy và thông qua tại ASEAN vì đây là yếu tố sẽ đảm bảo tăng trưởng bao trùm, lợi ích hài hòa cho con người, phát triển và sự bền vững môi trường.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ASEAN cần coi tác động của đại dịch COVID-19 và thời kỳ giá dầu thấp là cơ hội để thực hiện các cải cách chính sách năng lượng nghiêm túc, chẳng hạn như đối với trợ cấp nhiên liệu hóa thạch. Các nền kinh tế đang phát triển cần tiếp cận sự hỗ trợ của quốc tế nhằm đảm bảo rằng các gói kích thích phục hồi kinh tế xanh quốc gia đủ để mang lại tác động lâu dài trong việc giảm khí phát thải.

Trong khi đại dịch COVID-19 làm trì hoãn nhiều dự án cơ sở hạ tầng năng lượng, các quốc gia cần xem xét lại các chính sách năng lượng của mình để đảm bảo rằng các chính sách hậu COVID-19 sẽ thu hút đầu tư lâu dài và bền vững trong các công nghệ năng lượng sạch, các nguồn nhiên liệu sạch mới như hydro xanh và năng lượng tái tạo.

Việc tách quyền sở hữu trên thị trường điện, quyền tiếp cận không phân biệt đối xử của bên thứ ba đối với mạng lưới truyền tải và phân phối, và việc loại bỏ dần các khoản trợ cấp trong sản xuất điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ đảm bảo các tiền đề cho thị trường cạnh tranh khi mang lại một sân chơi bình đẳng cho các công nghệ mới và năng lượng tái tạo tham gia vào nguồn năng lượng hỗn hợp.

Các chính sách cần thiết khác nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào năng lượng tái tạo và công nghệ sạch bao gồm chính sách khuyến khích về thuế (miễn thuế), giảm các rào cản thị trường và gánh nặng pháp lý, và các chính sách cắt giảm chi phí đầu tư ban đầu nhằm biến các dự án đầu tư trở nên khả thi hơn và với rủi ro thấp hơn.

Hữu Chiến

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here