APEC 2019 – Ba thập kỷ: Chu trình và nhu cầu cơ cấu lại

0
92
(truste.com)
(truste.com)

Ngày 01/01/2020, tại số 1 của Tạp chí Thế giới Tri thức Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đăng bài “APEC 2019 – Ba thập kỷ: Chu trình và nhu cầu cơ cấu lại”. Dưới đây là nội dung bài nghiên cứu trên.

Với 21 thành viên và được thành lập năm 1989, APEC là tổ chức hợp tác quan trọng nhất tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa và hợp tác khu vực đang xấu đi như hiện nay, làm cách nào để APEC thoát khỏi vòng luẩn quẩn và nhu cầu cơ cấu lại, vai trò toàn cầu và khu vực?

1. Ưu tiên và Chủ đề của APEC 2019

APEC 2019 có Chủ đề “Kết nối con người, Vun đắp tương lai” với 4 ưu tiên gồm xây dựng xã hội số; liên kết 4.0; phụ nữ, doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng trưởng bền vững và bao trùm.

Vào các tháng 3, 5 và 8/2019, 03 Hội nghị quan chức cấp cao APEC đã được tổ chức, cùng với đó là hàng loạt Hội nghị cấp Bộ trưởng để thảo luận, kiểm tra tình hình triển khai công tác trong khuôn khổ Chủ đề và các ưu tiên của APEC năm nay. Đặc biệt, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại lần thứ 25 được tổ chức vào tháng 5/2019 tại thành phố Vina del Mar đã tập trung trao đổi về việc ủng hộ thể chế thương mại đa phương, thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực, tăng cường sự bao trùm và tăng trưởng bền vững trong thời đại số… nhằm tạo cơ sở cho Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11/2019. Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố chung Bộ trưởng Thương mại”, cam kết đẩy nhanh thực hiện “Mục tiêu Bô-go”, tạo môi trường thương mại, đầu tư tự do và mở cửa tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, làm sâu sắc nhất thể hóa kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời có các hành động cần thiết để cải tiến sự vận động của các thành viên.

Đây là lần thứ 2 Chi lê đăng cai tổ chức APEC sau lần đầu tiên vào năm 2004 và đã chuẩn bị đầy đủ các công tác tổ chức. Ngoài việc thông qua Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng theo thông lệ và Tuyên bố chung nhà lãnh đạo kinh tế thì Hội nghị còn thông qua hàng loạt các văn kiện Chi lê quan tâm và đưa ra như “Kế hoạch về phụ nữ và tăng trưởng bao trùm”, “Kế hoạch loại bỏ rác thải đại dương”…

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử APEC không thể tổ chức Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị Thượng đỉnh như kế hoạch ban đầu và sự ảnh hưởng còn lớn hơn so với việc lần đầu tiên không thể thông qua Tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng đỉnh năm 2018. Nhưng tiến trình của APEC vẫn đang tiếp tục, các nước thành viên vẫn đang tìm biện pháp cứu vãn và tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao APEC cuối năm vào ngày 07/12/2019 tại Singapore, Hội nghị không chính thức quan chức cấp cao vào ngày 09-11/12/2019 tại Malaysia để tiếp tục trao đổi về công tác năm 2019 và lên kế hoạch công tác cho năm 2020 nhằm giảm bớt sự xung đột giữa tiến trình và việc triển khai các hạng mục công việc của APEC.

2. Ba thập kỷ của APEC với Mục tiêu Bô-go và hậu Mục tiêu Bô-go

30 năm trở lại đây, APEC đã đạt được nhiều thành tựu huy hoàng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và hợp tác kinh tế khu vực, thúc đẩy Châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu vực có nền kinh tế năng động và có tiềm năng tăng trưởng nhất toàn cầu.

Năm 1994, Mục tiêu Bô-go đưa ra việc các nước phát triển phải thực hiện thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại, đầu tư trước năm 2010 và đối với các nước đang phát triển là trước năm 2020 vẫn luôn là mục tiêu và ngọn tháp sáng của tiến trình APEC. Để thực hiện Mục tiêu Bô-go, APEC đã tiến hành nhiều thử nghiệm từ nội sinh như “các thành viên tự nguyện tự do hóa” và “xây dựng khu thương mại tự do Châu Á-Thái Bình Dương” đến thúc đẩy “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), “Liên minh Thái Bình Dương (PA)”… Tuy nhiên, do chỉ có sự tự nguyện mà không ràng buộc, việc xây dựng cơ chế của APEC mạnh hơn so với thời điểm đưa ra Mục tiêu Bô-go.

Khi Mục tiêu Bô-go sắp đến hạn hoàn tất thì đúng vào thời điểm kinh tế toàn cầu gặp phải thách thức, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ bùng phát mạnh mẽ. Sau năm 2020, APEC nên rẽ theo ngả nào? Các Chính phủ, doanh nghiệp và giới học giả trong khu vực cũng đã đưa ra kế hoạch cho APEC sau năm 2020. Tháng 5/2018, APEC đã thành lập “Nhóm Tầm nhìn APEC sau năm 2020 (AVG)” và đã tổ chức được 4 kỳ họp, đồng thời đã đệ trình Báo cáo khuyến nghị có tiêu đề “Lấy người làm gốc, vun đắp thịnh vượng: Tầm nhìn APEC đến năm 2040” bao gồm tầm nhìn APEC đến năm 2040 và 7 yếu tố hạt nhân. Trong đó, tầm nhìn đến năm 2040 là nhất trí cam kết vì sự phồn vinh của kinh tế và hạnh phúc của người dân xây dựng đại gia đình Châu Á-Thái Bình Dương hòa bình thông qua liên kết; 7 yếu tố hạt nhân bao gồm thúc đẩy thương mại, đầu tư tự do và mở cửa; ủng hộ quy tắc thương mại đa phương; tiếp tục hoàn thiện Mục tiêu Bô-go; phát triển bao trùm và quyền kinh tế; phát triển kinh tế số và tăng trưởng sáng tạo; năng lực giáo dục trong phát triển nhân lực; xây dựng kỹ năng số…

Báo cáo AVG sẽ chính thức đệ trình Hội nghị quan chức cấp cao thông qua và sẽ do Hội nghị quan chức cấp cao đệ trình lên Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị thương đỉnh vào tháng 11/2020.

Báo cáo AVG vẫn tương đối trung dung, mặc dù đã bao hàm các vấn đề quan tâm hiện tại của APEC, nhưng chưa có kế hoạch rõ ràng cho các vấn đề chính, như: xây dựng cộng đồng kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương và khu thương mại tự do Châu Á-Thái Bình Dương, thay đổi cơ chế và kết nạp thêm thành viên… và không đạt được mục tiêu về Nghị trình sau 2020 với sự tham vọng, chiến lược và sự khả thi do Hội nghị quan chức cấp cao đưa ra ban đầu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng gặp nhiều khó khăn, tiến trình hợp tác khu vực gặp trở ngại và vai trò của APEC yếu như hiện nay thì đây có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất và thực tế nhất.

3. Toàn cầu hóa, khu vực hóa trong thời đại mới và hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương

Sau khi Mục tiêu Bô-go cơ bản được thực hiện, Nghị trình sau 2020 với sự tham vọng, chiến lược và sự khả thi nên là Nghị trình mới xoay quanh con người, quan điểm hợp tác chuyển từ chú trọng “thương mại” đến chú trọng “phát triển”.

Nghị trình này nên lấy chủ nghĩa mở cửa khu vực làm tôn chỉ và không phải xây dựng một khu vực thương mại khép kín; nên lấy tự do thương mại và đầu tư làm trọng điểm để thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực và phát triển kinh tế; nên là kênh chủ đạo của hợp tác khu vực, thực hiện điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế hợp tác với khu vực khác, đưa hợp tác khu vực lên một giai đoạn mới; nên “lấy người dân làm gốc”, thúc đẩy sự phát triển bao trùm, bền vững và sáng tạo, từ đó đem lại lợi ích cho nhiều người hơn, đem lại nhiều cơ hội phát triển hơn nữa cho nhóm người ít có tiếng nói, phụ nữa và các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Đối với việc xây dựng một APEC xoay quanh con người, căn cứ nội dung hợp tác của APEC trong 30 năm qua, người viết đưa ra các lĩnh vực hợp tác gồm:

– Thuận lợi hóa thương mại thông qua mở rộng phạm vi cấp thẻ APEC, ví dụ căn cứ tiêu chuẩn nhất định cấp thẻ APEC với số lượng lớn cho giới doanh nghiệp, giảm các thủ tục phiền hà khi phải xin cấp visa và thuận lợi cho hoạt động đi lại.

– Trong lĩnh vực liên thông liên kết cần tạo thuận lợi cho hoạt động giáo dục và du lịch qua biên giới, ví dụ mở rộng sự lựa chọn địa điểm trong trao đổi nhân lực giáo dục, công nhận lẫn nhau về văn bằng, việc thực tập và làm việc… Về việc tạo thuận lợi trong du lịch, xem xét đưa ra “Thẻ du lịch APEC” do Chính phủ các nước thành viên hoặc các tổ chức được ủy quyền cấp và thực hiện bảo lãnh, thậm chí có thể xem xét miễn visa giữa các thành viên APEC trên cơ sở công năng của thẻ tín dụng. Như vậy sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ ngành du lịch của các nền kinh tế APEC.

– Về tăng trưởng bao trùm: xây dựng quy định mẫu về thuế quan, đấu thầu cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này tham gia vào hợp tác khu vực. Thúc đẩy việc tham dự vào các hoạt động kinh tế cho nhóm người ít có tiếng nói, ví dụ như có sự sắp xếp đặc biệt cho phụ nữ, thanh niên, người tàn tật, người dân tộc thiểu số và người dân ở vùng sâu vùng xa tham gia các hoạt động hợp tác kinh tế.

– Về hợp tác công nghiệp: thiết lập trung tâm chuyển giao công nghệ và quỹ chuyển giao công nghệ APEC nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động giao lưu và chuyển giao công nghệ giữa các thành viên.

– Trước bối cảnh phải đối diện với khó khăn trong việc toàn cầu hóa và sự rủi ro của kinh tế thế giới thì trách nhiệm của APEC càng lớn, phải làm nhiều việc hơn và phía trước sẽ sáng lạn hơn.

4. Chi lê, tại sao lại như vậy?

Từ năm 1997, tác gỉa đã hơn 10 lần dự các hội nghị và các hoạt động liên quan tại nhiều nước Mỹ la tinh, trong đó có 8 lần đến Chi lê và được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cũng như sự tiến bộ của chế độ và một xã hội trật tự của Chi lê.

Từ khi thực hiện dân chủ hóa vào những năm 90 của Thế kỷ 20 đến nay, thế giới đều thấy những thành tựu Chi lê đạt được; chính trị, kinh tế và phát triển xã hội đều có sự tiến bộ; chính trị tương đối ổn định, thu nhập bình quân đầu người trên GDP tăng lên 3 lần đạt 16.280 USD vào năm 2018 và đứng đầu các nước trong khu vực Nam Mỹ; năm 2010 chính thức gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Chi lê được gọi là “Hình mẫu của Mỹ La tinh”, rất nhiều người đều cho rằng, Chi lê sẽ trở thành quốc gia phát triển đầu tiên tại khu vực Mỹ La tinh và dự kiến sẽ hoàn thành mục tiêu này vào năm 2030.

Tuy nhiên, từ ngày 14/10/2019 đến nay, Chính phủ dự kiến tăng giá vé tàu điện ngầm vào giờ cao điểm từ 800 Pê so lên 830 Pê sô (30 Pê sô tương đương 03 hào NDT) dẫn đến tình trạng biểu tình bạo lực quy mô lớn tại Santiago, hàng vạn người đã bị bắt và Chính phủ Chi lê bắt buộc phải tuyên bố từ bỏ vai trò chủ trì tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 11 và Đại hội Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu vào tháng 12.

“Bẫy Mỹ la tinh” đã được dư luận nhắc đến hơn nửa thế kỷ qua, tình hình tại Chi lê dường như đã chứng minh luận cứ này, phe lạc quan nhận “cái tát” trời giáng, “Chủ nghĩa tự do mới” dường như cũng bị chê cười. Chúng ta đều thấy, một số quốc gia chủ thể tại khu vực Mỹ La tinh đã kinh qua mưa giông bão táp để đứng lên, nhưng đều đã ngã xuống và không thể có bước đột phá để trở thành quốc gia phát triển.

Điều này cũng làm dấy lên rất nhiều suy nghĩ. Tại sao mô hình “Tiểu Chính phủ, đại xã hội” phát triển đến thời khắc quan trọng nhất lại mất đi sự kiểm soát? Tại sao một hình mẫu về dân chủ chính trị, tự do kinh tế được các nước phương tây ủng hộ to lớn tại một số quốc gia Mỹ la tinh lại dễ dàng nổ ra bạo loạn xã hội như một số quốc gia khác tại khu vực này? Quốc gia đang phát triển muốn trở thành quốc gia phát triển khó khăn đến nhường nào? Nhưng hy vọng sự hỗn loạn tại Chi lê chỉ là tạm thời.

(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here