Kinh nghiệm phát triển một số cảng hàng không ở Nhật Bản và những hàm ý cho Việt Nam (phần cuối)

0
134

Cơ sở hạ tầng: Nhật Bản xếp thứ 24 trên thế giới về chất lượng cơ sở hạ tầng của các sân bay theo báo cáo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) năm 2016. Nhật Bản nỗ lực liên tục nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng để nâng cao tính cạnh tranh của các sân bay bằng cách giảm chi phí và tối ưu hóa cơ sở hạ tầng. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã kêu gọi Nhật Bản chuẩn bị cơ sở hạ tầng sân bay cho Olympics 2020, đây là cơ hội giúp ngành du lịch Nhật Bản tăng trưởng mạnh trong tương lai.

Hệ thống giao thông công cộng: Tại các sân bay quốc tế của Nhật Bản, từ các nhà ga đến các sân bay được kết nối với nhau thông qua hệ thống giao thông đa dạng: xe buýt đưa đón miễn phí chạy giữa mỗi nhà ga, có xe lăn dành cho người sử dụng xe lăn được thiết kế riêng phù hợp với mỗi cảng, đường sắt. Ngoài ra có dịch vụ hàng không cho hành khách khuyết tật, dịch vụ đón khách sử dụng xe chở khách có sẵn tại các ga xe lửa quốc tế.

Phí sân bay: Nhờ sự bãi bỏ một số quy định cùa ngành hàng không Nhật Bản và gia tăng cạnh tranh từ các hãng hàng không giá rẻ, vé máy bay nội địa đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Thậm chí, giá vé máy bay đôi khi còn rẻ hơn tàu cao tốc trên một số tuyến đường. Đồng thời, sự gia tăng các hãng hàng không giá rẻ và nhiều ưu đãi giảm giá làm cho du lịch hàng không nội địa ở Nhật Bản hấp dẫn hơn. Trong đó, có những ưu đãi mà hành khách có thể sử dụng trong các chuyến bay nội địa với chi phí cố định là trên 10.000 yên cho mỗi chuyến bay.

Du lịch: Năm 2015, du khách nước ngoài đến Nhật Bản tăng 53,94% so với năm 2014. Trong đó, đáng chú ý là khách Trung Quốc tăng đột biến 107,3%, Hồng Kông tăng 64,6% và Việt Nam tăng 49,2%. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng đưa ra nhiều biện pháp để thu hút thêm du khách nước ngoài như nới lỏng các quy định Visa, mở rộng sân bay và nhiều cửa hàng miễn thuế, số lượng người Mỹ đến Nhật Bản năm 2015 cũng tăng ấn tượng 15,9% lên 1,03 triệu lượt, lần đầu tiên trong lịch sử hơn 1 triệu lượt người Mỹ đến Nhật Bản du lịch. Năm 2016, Nhật Bản chào đón khoảng 24 triệu du khách quốc tế. Trong năm Olympics 2020, Nhật Bản hy vọng sẽ chào đón 40 triệu du khách, những người dự kiến sẽ chi khoảng 70 tỷ USD. Và mục tiêu năm 2030 là thu hút khoảng 60 triệu khách du lịch nước ngoài với thu nhập du lịch kỳ vọng là 130 tỷ đô la. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng du khách quốc tế như vậy, hàng không Nhật Bản hứa hẹn sẽ gặt hái được rất nhiều thành quả trong thời gian tới.

An toàn và an ninh sân bay Các hãng hàng không Nhật Bản đã không có tai nạn gây tử vong kể từ năm 1986. Tuy nhiên, điều cần thiết là tăng cường an toàn hàng không nhằm đạt được tỷ lệ không xảy ra tai nạn để mọi người có thể tiếp tục tin tưởng vào vận tải hàng không là phương tiện đi lại an toàn nhất. Để đạt được mục tiêu này, Cục Hàng không dân dụng Nhật Bản luôn tiến hành các hoạt động sau:

  • Kiểm tra máy bay và thiết bị;
  • Kiểm tra các hệ thống vận hành và bảo dưỡng của các hãng hàng không;
  • Xác nhận năng lực của nhân viên hàng không như phi công và cơ khí;
  • Kiểm tra đường băng của máy bay đăng ký nước ngoài tại sân bay ở Nhật Bản.

Ngoài ra, Nhật Bản tích cực tham gia vào các hoạt động của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo an toàn hàng không thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế của ICAO và các thông lệ được đề nghị vào luật và các quy định. Nhiều loại biện pháp an ninh hàng không đang được thực hiện ở Nhật Bản. Chính phủ, các hãng hàng không, các nhà khai thác sân bay và các tổ chức khác có liên quan đóng vai trò tương tự trong việc thực hiện, kể cả hành khách đi máy bay có và không có hành lý đi kèm đều bắt buộc phải thực hiện các biện pháp an ninh để đảm bảo an ninh an toàn hàng không. Các nhà khai thác sân bay phải chịu trách nhiệm duy trì trật tự tại sân bay, kiểm soát truy cập vào các khu vực an toàn và an ninh trên không, lập kế hoạch dự phòng an ninh để khắc phục các hành vi can thiệp bất hợp pháp. Cục Hàng không dân dụng (CAB) thuộc Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông vận tải (MLIT) là cơ quan có thẩm quyền về an ninh hàng không đưa ra các tiêu chuẩn về các biện pháp an ninh được thực hiện bởi các hãng hàng không; các nhà khai thác sân bay và các tổ chức khác có liên quan, giám sát họ bằng cách tìm hiểu hệ thống an ninh tổng thể tại sân bay, bao gồm kiểm tra hành khách và hành lý, cũng như đào tạo nhân viên an ninh trong ngành hàng không.

2. Kinh nghiệm từ vỉệc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không ở Nhật Bản

Chỉ số năng lực cạnh tranh: Dựa vào công thức tính ACI theo nghiên cứu của Martin Grancay, kết hợp với những phân tích về các cảng hàng không quốc tế Haneda ở Nhật Bản, tác giả đã đánh giá các chỉ tiêu và thu về một số kết quả tính toán, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Chỉ số năng lực cạnh tranh cảng hàng không Haneda Nhật Bản năm 2016

Quốc gia Sân bay ACI Im li Ich It SAF
Nhật Bản Sân bay Quốc tế Haneda (Tokyo Nhật Bản) 0,86 0,9 0,9 0,8 0,75 1,0

Có thể thấy, nhờ vào nền kinh tế rất phát triển; tiềm lực thị trường hàng không cao, vận tải hàng không tăng trưởng mạnh; du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước…; chỉ số năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không Nhật Bản, điển hình là cảng Haneda rất cao.

Bài học kinh nghiệm cho thấy Chính phủ Nhật Bản. và công ty cảng hàng không phải luôn cải thiện và duy trì chất lượng để giữ vững vị tri là trung tâm trung chuyển hàng không hàng đầu thế giới. Nhờ có việc kiểm soát tốt các tiêu chí đã đề ra nên hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa cũng tăng trưởng liên tục. Việc chăm sóc khách hàng của các cảng hàng không quốc tế ở Nhật Bản cũng đáng học tập. Đặc biệt, đối với các khách hàng lớn là các hãng hàng không. Chính vì vậy, các cảng hàng không Nhật Bản luôn thu hút được số lượng lớn các hãng hàng không có tên tuổi và họ cũng không quên chăm sóc các hãng hàng không giá rẻ, tạo nên một hệ thống phục vụ máy bay đa dạng và tạo ra nhiều lựa chọn cho hành khách.

Kinh nghiệm từ hoạt động của các cảng hàng không quốc tế ở Nhật Bản cho thấy các cảng hàng không, sân bay được thiết kế cải tạo theo hưởng mở rộng quy mô: Các nhà sản xuất máy bay và các hãng hàng không khổng lồ Boeing, AirBus đang ngày càng gia tăng máy bay hiện đại với sức chứa đến 700 chỗ với các chỉ số kỹ thuật siêu việt. Theo hãng Boeing, thị trường vận tải hàng không thế giới vào năm 2015 có thêm trên 1.000 chiếc tàu bay vận tải, làm cho ngành không vận tăng trưởng mạnh với hạm đội tàu bay hiện đại và an toàn, tàu bay trên 50 tấn tằng thêm 800 chiếc, các loại tàu bay nhỏ dưới 30 tấn và trung bình từ 30 đến 50 tấn cũng tăng nhanh, tất cả sẽ tham gia vào mạng lưới trung chuyển không vận thế giới. Như vậy, trước hết các cảng hàng không, sân bay phải được thiết kế cải tạo theo hướng hiện đại hóa để đón các máy bay siêu lớn; hệ thống đường băng, sân đổ và các thiết bị phụ trợ sẽ được nâng cấp cho phù hợp kích cỡ, trọng tải các loại máy bay mới; nhà ga cũng được thiết kế để có thể phục vụ cho hàng chục chuyến bay với hàng chục nghìn hành khách vào giờ cao điểm. Như vậy, lý thuyết về giới hạn giờ cao điểm, bố trí dây chuyền phục vụ hành khách, hành lý hàng hóa sẽ phải xem xét lại để không gây ách tắc ở nhà ga.

Các cảng hàng không, sân bay cần được thiết kế theo mô hình mới: tổ hợp kinh tế – kỹ thuật dịch vụ lớn: Mức độ liên minh, liên kết thông qua việc ký kết các hiệp định vận tải hàng không song phưorng, đa phương, mở rộng bầu trời ngày càng mang tính toàn cầu, thực hiện việc mở cửa bầu trời giữa quốc gia này với quốc gia khác, bình đẳng hoạt động đòi hỏi các quốc gia và các nhà hoạch định chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay phải đưa ra các nghiên cứu về mô hình mới của các cảng hàng không, sân bay trong tương lai. Các cảng hàng không, sân bay trong tương lai sẽ được thiết kế không chỉ để với chức năng cho tàu bay cất hạ cánh mà sẽ là một tổ hợp kinh tế – kỹ thuật – dịch vụ lớn, một thành phố vệ tinh trong quy hoạch chung của khu vực với đầy đủ các nhu cầu về dịch vụ đa dạng của một đô thị lớn từ giao thông, môỉ trường đến các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi hội họp đáp ứng nhu cầu của vài chục triệu hành khách thậm chí trăm triệu hành khách/năm trong tương lai.

Các cảng hàng không quốc tế cần đơn giản hóa các thủ tục: Không thể mở rộng mãi nhà ga để giải quyết vấn đề quá tải, các cảng hàng không sân bay bắt đầu tiến hành đơn giản hóa các thủ tục. Hiện nay tại các quốc gia thành viên ICAO đều thành lập Ủy ban Quốc gia về đơn giản hóa thủ tục nhằm giảm tối đa thời gian chiếm chỗ của một hành khách vào giờ cao điểm. Nhiều cảng hàng không, sân bay đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đơn giản hóa thủ tục hàng không, những dự án táo bạo như làm thủ tục từ xa hoặc với mạng Internet, đề xuất bỏ thủ tục xuất vé vận chuyển và chứng từ không vận rất tốn kém hiện nay.

Các cảng hàng không cần triển khai đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phi hàng không, thương mại hóa các cảng hàng không sân bay: Đứng trước xu thế phát triển hàng không thế giới, các quốc gia, các cảng hàng không Nhật Bản không những có cơ chế về giá các dịch vụ hàng không phù hợp mà còn triển khai đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phi hàng không, thương mại hóa các cảng hàng không sân bay. Ở nhiều cảng hàng không, thay vì việc tăng doanh thu hàng không thông qua các loại phí như phí hạ cất cánh tàu bay, phục vụ hành khách, kiểm soát không lưu, người ta đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển doanh thu phi hàng không hoặc doanh thu thương mại tại cảng hàng không. Các cảng hàng không Nhật Bản chú trọng đầu tư hoạt động kinh doanh về các tiện ích mua sắm và dịch vụ ăn uống ở đây.

Có thể nói, trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không toàn cầu do nhu cầu vận tải hàng không tăng vọt trong những năm qua, các cảng hàng không quốc tế đang ra sức phát huy lợi thế cạnh tranh để xây dựng, cải thiện các cảng hàng không trở thành các trạm trung chuyển hàng không hàng đầu thế giới, nhằm đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, so với các cảng hàng không hiện đại trên thế giới như ở Nhật Bản, các cảng hàng không Việt Nam chưa thực sự khai thác được những tiềm năng vốn có: cơ sở hạ tầng chưa đủ hiện đại, chưa đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận tải hàng không lớn; dịch vụ hàng không và phí hàng không còn nhiều thiếu sót so với cạnh tranh trong khu vực; trình độ nguồn nhân lực phát triển chưa cao; tiếp thị, quảng bá hình ảnh sân bay còn nhiều hạn chế,…

Bởi vậy, trong bối cảnh này, Chính phủ Việt Nam cần đưa ra những chiến lược, kế hoạch xây dựng và quy hoạch hợp lý, hỗ trợ, huy động vốn cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng sân bay cũng như phát triển marketing cảng hàng không. Đồng thời, chính phủ nên tiếp tục hoàn thiện khung thể chế pháp lí cho kinh doanh vận tải hàng không, tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư. Tổng công ty Cảng hàng không ACV và các cảng hàng không quốc tế cần phải đa dạng hóa hoạt động kinh doanh hiệu quả, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật thế giới để cải thiện chất lượng dịch vụ ngang tầm với các đối thủ trong khu vực. Tóm lại, điều quan trọng nhất là giữa Nhà nước và các bên liên quan đến cảng hàng không phải có sự giao thoa, hỗ trợ và phối hơp nhịp nhàng, tạo nên sức mạnh thống nhất để năng lực cạnh tranh các cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam ngày một tăng cao, tạo vị thế cạnh tranh bền vững trong khu vực và quốc tế./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Accessible Travel Japan, “Access to Tokyo from the Airports”, http://accessible- japan.jp/from_airpots.html
  2. IATA (2016), “Air Passenger Market Analysis Nov 2016” http://www.iata.org/ publications/…analysis/passenger-analysis-no V-
  3. Japan Station, “Domestic and International Air Travel in Japan”, https://www.jcom/domestic-and- intemational-air-travel-in-japan/.
  4. World Economic Forum (2015), “Global competitiveness report 2015-2016”, http://www3.weforum.org/docs/…/2015-2016/Global_Competitiveness_Report_2015- 2016.
  5. Lê Trung Bình (2006), Nâng cao khả năng cạnh tranh của cụm càng hàng không miền Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
  6. Nguyễn Huy Dương (2008), Ngành hàng không Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia.
  7. Nguyễn Thị Minh (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vỉetnam Airlines thông qua hoạt động quản trị quan hệ khách hàng trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương.
  8. Cục Hàng không Việt Nam, “Hàng không Việt Nam-60 năm cất cánh cùng đất nước” http://caa.gov.vn/hoat-dong-nganh/hang-khong- viet-nam-60-nam-cat-canh-cung-dat-nuoc-20160109102102242.htm

 Nguyễn Tiến Đức – ThS, NCS Học viện Khoa học xã hội
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á 04-2018

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here