Thương mại Việt Nam – Hàn Quốc nhìn từ sự phức tạp của hàng hóa (Phần cuối)

0
112

Về nhập khẩu, năm 2001 khoảng 46% giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc là hàng sơ cấp, hàng chế tạo dựa vào tài nguyên và hàng sử dụng công nghệ thấp thì đến năm 2016, tỷ phần tương ứng của các nhóm hàng này chỉ còn 24%. Ngược lại, đóng góp của nhóm hàng sử dụng công nghệ cao, đặc biệt các sản phẩm điện và điện tử vào xuất khẩu của Hàn Quốc sang thị trường Việt Nam đã tăng mạnh, từ 7% lên 44% giai đoạn 2001-2016. Trong khi đó, dù vẫn đóng vai trò đáng kể, tỷ phần xuất khẩu nhóm hàng sử dụng công nghệ trung bình, nhất là phương tiện vận tải và các mặt hàng gia công, xử lý của Hàn Quốc đã giảm mạnh, ở mức 31% năm 2016 so với tỷ lệ 45% của năm 2001 (xem Bảng 2). Tại khu vực Đông Nam Á, xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của Hàn Quốc đến Việt Nam chỉ thấp hơn Singapore (71%), trong khi cao hơn Philippines (37%), Malaysia (28%) và các nước còn lại.

Bên cạnh khía cạnh hàm lượng công nghệ, để phân tích mức độ phức tạp, tinh xảo của hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc, bài viết sử dụng hệ thống phân loại hàng hóa theo đóng góp của các nhân tố sản xuất của UNCTAD. Cụ thể, cùng với yếu tố tài nguyên và công nghệ, phương pháp phân loại này xem xét thêm đóng góp của nhân tố lao động vào thương mại giữa hai nước. Theo đó, tùy thuộc mức độ thâm dụng các nhân tố sản xuất mà hàng hóa được phân thành các nhóm như sau: 1. Hàng sơ cấp; 2. Hàng công nghiệp thâm dụng lao động giản đơn và tài nguyên; 3. Hàng công nghiệp thâm dụng lao động và công nghệ thấp; 4. Hàng công nghiệp thâm dụng lao động và công nghệ trung bình; 5. Hàng công nghiệp thâm dụng lao động và công nghệ cao.

Về xuất khẩu, tỷ phần nhóm hàng sơ cấp trên tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã giảm một nửa trong vòng 15 năm qua, ở mức 21% năm 2016. Ngược lại, tỷ trọng của các mặt hàng thâm dụng lao động kỹ năng và công nghệ cao, đặc biệt nhóm hàng linh phụ kiện điện tử đã tăng xấp xỉ 4 lần giai đoạn này, chiếm khoảng 1/5 tổng xuất khẩu năm 2016. Mặc dù vậy, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Hàn Quốc giai đoạn 2001-2016 vẫn phụ thuộc nặng nề vào nhóm hàng thâm dụng yếu tố lao động giản đơn và tài nguyên, khoảng trên dưới 40%. Cùng thời kỳ này, dẫu tỷ phần có tăng lên nhưng đóng góp của nhóm hàng công nghiệp thâm dụng công nghệ và lao động kỹ năng trung bình vẫn khá khiếm tốn (xem Bảng 3).

Bảng 3: Nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc theo hàm lượng công nghệ

(đơn vị: %)

2001 2005 2010 2015 2016
Hàng sơ cấp 2,80 3,90 4,45 4,45 3,99
Hàng công nghiệp dựa vào tài nguyên 10,89 15,81 13,71 4,53 6 42
Nông nghiệp 3,12 2,55 2,88 1,80 1,74
Sản phẩm khác 7,77 13,26 10,83 2,73 4,68
Hàng sử dụng công nghệ thấp 33,32 31,66 29,49 15,54 13,66
Dệt may và giày dép 24,75 23,24 14,58 8,41 7,63
Sản phẩm khác 8,57 8,42 14,91 7,13 603
Hàng sử dụng công nghệ trung hình 45,58 36,95 37,60 35,89 31,93
Phương tiện vận tải 15,08 8,81 8,84 5,14 4,03
Các sản phẩm đã được gia công, xử lý 18,31 17,29 16,81 11,74 10,33
Các sản phẩm cơ khí, kỹ thuật 12,19 10,85 11,95 19,01 17,57
Hàng sử dụng công nghệ CCU 7,06 11,01 14,02 39,45 43,87
Điện và điện tử 4,66 9,26 12,14 37,16 40,47
Sản phẩm khác 2,40 1,75 1,88 2,29 3,40
Hàng không đươc phân loại 0,34 0,69 0,74 0,15 0,14
— Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Cơ sở dữ liệu của UNCTAD.

Về nhập khẩu, nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đối với các mặt hàng thâm dụng các nhân tố sản xuất là lao động giản đơn và tài nguyên đã giảm mạnh, 12%  năm 2016 so với 34% năm 2001. Ngược lại, giai đoạn 2001-2016 nhập khẩu các mặt hàng thâm dụng yếu tố lao động kỹ năng và công nghệ cao, đặc biệt các sản phẩm linh phụ kiện điện tử đã mở rộng nhanh chóng, tăng từ 18% lên tới trên 46%. Cùng thời gian này, đóng góp của nhóm sản phẩm thâm dụng yếu tố lao động kỹ năng và công nghệ trung bình không có nhiều biến động đáng kể, trên dưới 1/4 tổng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam (xem Bảng 4).

Bảng 4: Nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc theo đóng góp của các yếu tố sản xuất (đơn vị: %)

2001 2005 2010 2015 2016
Hàng sơ cấp 12,71 18,51 15,62 6,71 6,92
Hàng công nghiệp thăm dụng lao động giản đơn và tài nguyên 34,23 29,02 17,82 10,66 12,34
Hàng công nghiệp thâm dụng lao động và công nghệ thấp 11,23 10,05 18,85 9,62 9,34
Hàng công nghiệp thâm dụng lao động và công nghệ trung hình 23,18 20,76 19,95 26,26 25,01
Các sản phẩm điện tử (trừ linh phụ kiện) 0,46 0,47 0,15 0,11 0,12
Linh phụ kiện điện tử 0,54 0,62 2,29 5,72 6,45
Các sản phẩm khác 22,18 19,67 17,51 20,42 18,44
Hàng công nghiệp thâm dụng lao động và công nghệ cao 18,65 21,65 27,77 46,75 46,38
Các sản phẩm điện tử (trừ linh phụ kiện) 1,33 0,83 0,59 1,15 1,23
Linh phụ kiện điện tử 2,06 6,35 11,37 31,71 31,24
Các sản phẩm khác 15,26 14,47 15,81 13,89 13,92
Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Cơ sở dữ liệu của UNCTAD.

3. Một vài nhận định và kết luận

Thương mại hàng hóa Việt Nam-Hàn Quốc đã tăng trưởng mạnh hơn hai thập niên qua, đặc biệt sau giai đoạn 2006 – 2007 khi các thỏa thuận thương mại tự do song phương và khu vực giữa đôi bên được ký kết và có hiệu lực, cũng như sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Kết quả là, Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, tương tự Việt Nam cũng trở thành đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN và lớn thứ tư trên phạm vi thế giới của Hàn Quốc. Dẫu vậy, cùng với sự phát triển của hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước, Việt Nam luôn là nước chịu thâm hụt thương mại. Đáng ngại hơn, mức độ thâm hụt ngày càng gia tăng. Nói khác đi, sự tăng trưởng ấn tượng của thương mại song phương đã không được phân bổ đồng đều (một cách tương đối) giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Thông qua sử dụng một vài hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế, bài viết phân tích mức độ phức tạp của các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, 15 năm qua, Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể mức độ phức tạp của hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, thể hiện qua việc giảm dần sự phụ thuộc vào nhóm hàng sơ cấp và gia tăng tỷ phần nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo. Đặc biệt, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao sang thị trường Hàn Quốc đã có sự mở rộng tương đối nhanh, thậm chí hiện còn cao hơn một số quốc gia ASEAN khác như Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, khi xem xét thêm yếu tố sản xuất là lao động thì sự cải thiện về độ phức tạp của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu tới Hàn Quốc trở nên kém ấn tượng hơn. Ngoài ra, xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc lớn vào nhóm hàng nguyên vật liệu thô, hàng thâm dụng lao động giản đơn và công nghệ thấp vốn thường có giá trị gia tăng ít hơn các mặt hàng thâm dụng lao động kỹ năng, công nghệ trung bình và cao. Trong khi dó, cùng với sự phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam ngày càng tập trung vào các mặt hàng có độ phức tạp và tinh xảo lớn.

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam cũng như sự mở rộng của thương mại hai chiều (nội ngành) giữa Việt Nam và Hàn Quốc đối với nhóm hàng thâm dụng lao động kỹ năng và công nghệ cao những năm qua có sự đóng góp chủ yếu của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt từ Hàn Quốc vào khu vực sản xuất chế tạo, nhất là các ngành công nghệ cao như điện tử của Việt Nam. Theo số liệu công bố từ Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2016, Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam với số vốn đạt trên 50 tỷ USD, tương đương 16%-17% tổng FDI Việt Nam thu hút được, tập trung phần lớn vào khu vực sản xuất chế tạo. Đáng chú ý, chỉ riêng tập đoàn Samsung đã đầu tư khoảng 15 tỷ USD vào Việt Nam, tập trung chủ yếu vào sản xuất các linh kiện và thiết bị điện tử. Các doanh nghiệp FDI nói chung, các công ty thành viên của Samsung tại Việt Nam nói riêng lần lượt chiếm đến 70% và 20% tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, điều này cũng nói lên sự phụ thuộc quá lớn của lĩnh vực xuất khẩu, nhất là các sản phẩm công nghệ cao vào khu vực FDI, đặc biệt các doanh nghiệp Hàn Quốc, trong bối cảnh năng lực sản xuất của các công ty nội địa Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, do các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ tham gia được vào các khâu gia công, lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm; đồng thời vẫn phải nhập khẩu phần lớn đầu vào trung gian từ Hàn Quốc và các quốc gia khác nên giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm xuất khẩu không cao.

Thời gian tới, thương mại hàng hóa Việt Nam-Hàn Quốc được kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ khi hai bên thực thi sâu hơn các biện pháp tự do hóa thị trường như đã cam kết trong các thỏa thuận thương mại ưu đãi, cũng như dòng vốn FDI từ phía các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam nhiều khả năng sẽ mở rộng hơn nữa. Để tối đa hóa lợi ích từ sự tăng trưởng tiềm tàng này; đồng thời thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu hàng hóa theo hướng gia tăng hơn nữa trao đổi nội ngành đối với nhóm các sản phẩm có độ phức tạp cao, Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ hợp lý, theo hướng lựa chọn các lĩnh vực tiềm năng và các doanh nghiệp đủ năng lực để hỗ trợ tài chính và các nguồn lực sản xuất khác. Chính phủ Việt Nam cần thương lượng, đàm phán cụ thể với phía Hàn Quốc nhằm tạo điều kiện nhiều hơn cho doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng của các công ty đa quốc gia Hàn Quốc tại Việt Nam. Đặc biệt, việc tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ từ các công ty Hàn Quốc cho doanh nghiệp Việt Nam cần được đẩy mạnh thực thi. Thêm vào đó, các cơ quan, bộ ngành có liên quan, đặc biệt Bộ Công thương cần tăng cường công tác tìm hiểu thị hiếu, thói quen mua hàng của người tiêu dùng Hàn Quốc cũng như thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm của Việt Nam tại thị trường tương đối khó tính này./.

Trương Quang Hoàn, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
(Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số tháng 03/2018)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Cơ Sở dữ liệu về thương mại của Liên hợp quốc UN Comtrade, https://comtrade.un.org/
  2. Cơ sở dữ liệu về thương mại của Hội nghị Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển (UNCTAD), http://unctadstat.unctad.Org/EN/Index.html
  3. Trương Quang Hoàn (2017), Thương mại hàng hóa Việt Nam-Hàn Quốc nhìn từ yếu tố giai đoạn sản xuất,Nghiên cứu Đông Nam Á, số 203, tháng 2, tr.31-37.
  4. Lall, (2000), The Technological Structure and Performance of Developing Country Manufactured Exports, 1985-98, Oxford Development Studies, Vol.28, No.3, p.337-369.
  5. Phan, T. H. and Jeong, J. Y. (2016), Potential Economic Impacts of the Vietnam-Korea Free Trade Agreement on Vietnam,East Asian Economic Review, Vol.20, No.l, p.67-90.
  6. Tran, N. K. (2012), Trade Relations betweenKorea and Vietnam andtheImplementations for a Korea-Vietnam FTA, Sogang IIAS Research Series on International Affairs, Vol.12, p.127-151.
  7. Tran, N. K., and Yoon, H. (2014), Technology, Factor Proportion and Complementary: Trade Relations between Korea and Vietnam, Joumal of International Logistics and Trade, Vol.12, No.l, p.23-43. Youn, D. Y. (2015), Korea-Vietnam Relatỉons: From Enemy to Comrade, in Lee, c. L., Hong, s. J., and Youn, D. Y. (eds), ASEAN-Korea Relation: Twenty-five Years of Partnership and Friendship, Nulmin Books Publishers, p.807-857

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here