Thách thức tiếp theo đối với OPEC

0
89

OPEC và các quốc gia sản xuất dầu mỏ, chủ yếu là Nga, đã thành công trong việc đưa giá dầu từ 27 USD/thùng lên 73 USD/thùng như hiện nay. Tuy nhiên thử thách tiếp theo là làm thế nào để kiểm soát được trần giá mới này để không xảy ra tình trạng mất kiểm soát như những giai đoạn trước đây, và tránh được tình trạng giá dầu bị trượt dốc đột ngột hoặc tăng quá nóng.

Một năm trước, OPEC và các đối tác theo đuổi mức giá 60 USD/thùng. Hiện giờ nó đã đạt trên 73 USD, vậy các nước muốn mức giá nào? Tất nhiên, các nước sẽ không bao giờ đạt được đồng thuận về vấn đề này, bởi mong muốn của mỗi nước là khác nhau vì nhiều lý do. Cân bằng ngân sách hàng năm là một trong những lý do đó. Tuy nhiên, mức giá 73 USD cũng không làm hài lòng tất cả các nước vì mỗi nước lại muốn một mức giá khác nhau, từ mức thấp 70 USD/thùng đối với Kuwait cho đến 75-89 USD và cao hơn cho Iraq, Iran, Nigeria. Trong khi đó, Venezuela có thể đang tìm kiếm mức 100 USD/thùng.

Giá dầu mục tiêu của Ả-rập Xê-út và Nga có thể nằm trong khoảng 80 USD và cao hơn một chút vì những lý do khác nhau. Ả-rập Xê-út đang tìm kiếm một mức giá có thể giúp đạt được mục tiêu cuối cùng để nâng tổng giá trị của công ty dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco lên 2 ngàn tỷ USD hướng tới việc bán 5% cổ phần. Nga đang tìm kiếm một sự phục hồi nhanh chóng từ sau khi giá dầu giảm mạnh, mất hơn 40% năm 2014.

Cuộc tranh luận sẽ tiếp tục, nhưng OPEC và các đối tác nên học hỏi từ quá khứ và phải quản lý giá dầu một cách có kỷ luật để không mất kiểm soát giá dầu và dẫn tới sự sụp đổ của thị trường dầu mỏ lần nữa.

OPEC đã quản lý được sản lượng khai thác với sự giúp đỡ của các đối tác ngoài OPEC. Bây giờ, họ phải thận trọng trong việc tìm ra cách điều khiển giá dầu một cách an toàn, ổn định và lâu dài. Đây chính là nhiệm vụ đầy thách thức mà OPEC phải đối mặt trong thời gian tới.

Tin từ ĐSQVN tại Cô-oét (Arabtimes ngày 06/5/2018)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here