Trung Quốc triển khai chiến lược “Một vành đai một con đường”

0
153

Ngày 23/3/2018, Nhật báo Kinh tế đã đăng bài phân tích của GS. Triệu Lỗi (Viện nghiên cứu Chính sách chiến lược quốc tế, Trường Đảng TW) và các tác giả: Lý Gia Lâm và Trương Tính Tiểu (Học viện Kinh tế tiền tệ và Đại học Tây An – Trung Quốc) về việc Trung Quốc triển khai chiến lược “một vành đai, một con đường”. Ban Quản trị Trang NGKT xin chia sẻ nội dung tóm tắt về bài phân tích như sau:

Sau khi sáng kiến “một vành đai, một con đường” do Trung Quốc khởi xướng được thực hiện, đã có hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế tích cực ủng hộ và tham dự, đặc biệt trong việc tăng cường liên kết không ngừng đạt được những kết quả mới.

Một mặt, cơ sở vật chất của “liên kết cứng” được nâng cấp đã tạo điều kiện tốt cho việc tăng lưu lượng kết nối, phân công quốc tế và nâng cao trình độ hợp tác quốc tế. Mặt khác, các liên kết mềm như giao lưu văn hóa có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng cường hiểu biết, xây dựng quan hệ kiểu mới và quản lý quốc tế. Nâng cao hiệu quả và chất lượng của liên kết liên thông chính là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy và xây dựng chiến lược một vành đai, một con đường.

  1. Thành quả của liên kết liên thông ngày càng nổi bật:

Những năm gần đây, triển khai “một vành đai, một con đường” đạt được những thành tựu hết sức nổi bật trong thực hiện “ngũ thông” gồm: chính sách thông hiểu, xây dựng liên thông, thương mại thông hành, tiền tệ lưu thông, và nhân tâm tương thông.

Chính sách thông hiểu không ngừng được mở rộng, họp tác nâng cao năng lực sản xuất ngày càng hiệu quả. Trung Quốc đã ký kết hơn 50 hiệp định hợp tác cấp Chính phủ với các nước và tổ chức quốc tế, đồng thời ký hơn 30 văn kiện hợp tác về năng lực sản xuất với các nước khác trong chiến lược “một vành đai, một con đường’’. Chỉ tính riêng trong thời gian tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác quốc tế “một vành đai, một con đường” tháng 5/2017 đã có 76 dự án lớn và 270 dự án khác được ký kết.

Xây dựng liên thông không ngừng được tăng cường, đang dần hình thành hệ thống cơ sở vật chất của hệ thống liên kết, liên thông. Là một trong những lĩnh vực và khâu quan trọng trong việc thúc đẩy “một vành đai, mọt con đường”, một loạt các dự án lớn đã có được những tiến triển tích cực. Trung Quốc đã thiết lập đường bay thẳng tới 43 quốc gia và xây dựng 34 đường bộ tới 12 nước thuộc chiến lược “một vành đai, một con đường”. Trong năm 2017, đã có nhiều dự án lớn được khởi công thực hiện, trong đó nổi bật là đường ống dẫn dầu Trung Quốc— Myanmar chính thức được vận hành, đường sắt nối Mombasa với Nairobi được thông xe, hầm chui đường sắt cao tốc ở Indonesia bắt đầu được khởi công xây dựng.

Khu vực mậu dịch tự do trong chiến lược “một vành đai, một con đường” ngày càng được mở rộng, có 15 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, liên quan đến 23 nước và khu vực, bao gồm hơn 8.000 sản phẩm miễn thuế nhập khẩu. Năm 2017, tổng giá trị thương mại của Trung Quốc với các nước thuộc “một vành đai, một con đường” đạt 7.400 tỷ Nhân dân tệ, tăng 17,8% so với năm 2016; đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước thuộc “một vành đai, một con đường” là 14,4 tỷ USD; tổng giá trị hợp đồng đấu thầu mới đạt 144,3 tỷ USD, tăng 14,5%.

Tiền tệ lưu thông ngày một được mờ rộng, nguồn vốn đầu tư ngày càng được tăng cường. Năm 2017, số thành viên của Ngân hàng Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) từ 57 khi thành lập tăng lên 84 thành viên; Quỹ con đường tơ lụa đã ký phê duyệt 17 dự án, cam kết đầu tư hơn 7 tỷ USD; tổng vốn đầu tư cho các dự án lên đến 80 tỷ USD; các doanh nghiệp Trung Quốc ở hải ngoại đã phát hành trái phiếu ước đạt 180 tỷ USD. Năm 2017, bảo hiểm tín dụng Trung Quốc đã tích cực ủng hộ doanh nghiệp xuất khẩu, đầu tư, bao thầu tại các nước thuộc “một vành đai, một con đường” với tổng giá trị lên đến 129,8 tỳ USD, tăng 15 % so với cùng kỳ.

Nhân tâm tương thông ngày càng sâu sắc, các hoạt động giao lưu ngày càng được mở rộng. Trung Quốc đã thiết lập quan hệ hữu nghị 734 thành phố với 53 quốc gia, xây dựng 136 học viện Khổng tử, 17 trung tâm “Trung Y Dược” tại nước ngoài, đồng thời mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa với các nước thuộc “một vành đai, một con đường”.

  1. Một số vấn đề đáng quan tâm hiện nay:

Thứ nhất, quy hoạch tầm cao vẫn còn thiếu hụt, chưa thực hiện được liên kết nhiều tầng nấc. Được coi là đảm bảo quan trọng phát triển “một vành đai, một con đường”, quy hoạch tầm cao có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng hợp tác xây dựng các cơ chế hợp tác nhiều tầng nấc. Hiện nay, hợp tác giữa Trung Quốc với các nước thuộc “một vành đai, một con đường” chủ yếu đang trong giai đoan hợp tác trên cơ sở bản ghi nhớ, với đặc trưng bị phân tán, thiếu quy hoạch chiến lược. Chính do nguyên nhân thiếu quy hoạch chiến lược và liên kết nhiều tầng nấc, nên tình trạng định vị khu vực bị trùng lặp, phân bố ngành nghề thiếu cân đối Ngoài ra trình độ quốc tế hóa và tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm của các nước thuộc “một vành đai, một con đường” khá thấp, khiến việc thúc đẩy xây dựng chiến lược gặp nhiều trở ngại.

Thứ hai, kênh đầu tư nguồn vốn đơn lẻ, kết cấu nguồn vốn cần tiếp tục ưu hóa. Nhìn từ góc độ tổng giá trị đầu tư nguồn vốn có thể thấy, thiếu hụt nguồn vốn vẫn là vấn đề rất nổi cộm, các dự án lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng cần lượng vốn lớn, song các nguồn cung cấp chủ yếu như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng AIIB vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Nhìn từ góc độ các kênh đầu tư có thể thấy, đầu tư của Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn so với các nước khác thuộc “một vành đai, một con dường”, song năng lực đầu tư còn hạn chế, không thể khỏa lấp hết được thiếu hụt như hiện nay. Ngoài ra, do thiếu sự tham gia của các nước trong chiến lược, không thể phân tán rủi ro đầu tư, điều này không có lợi cho việc xây dựng cơ chế hiệu quả, lâu dài. Nhìn từ phương thức đầu tư cho thấy, hiện chủ yếu vẫn sử dụng phương thức tín dụng truyền thống, thiếu hụt sáng tạo các hình thức tín dụng và đầu tư nguồn vốn, điều này hạn chế sự tham gia rộng rãi của nguồn vốn xã hội và người dân.

Thứ ba, thiếu hụt cơ chế phòng chống rủi ro, cần sớm xây dựng cơ chế đảm bảo đầu tư. Chịu ảnh hưởng từ rủi ro về biến động chế độ chính trị, khủng hoảng kinh tế, bất ổn xã hội của các nước trong chiến lược, các dự án liên kết “một vành đai, một con đường” gặp nhiều rủi ro hơn và không có cơ chế đảm bảo hiệu quả. Hiện Trung Quôc chủ yếu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các nước nằm trong chiến lược, kết cấu khá đơn nhất, khả năng phân tán rủi ro thấp; giá nguyên nhiên liệu biến động bất thường cùng nhiều nhân tố bất ổn khác đều có thể ảnh hưởng không thể dự báo đến việc đầu tư và thương mại, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của liên kết trong “một vành đai, một con đường”.

  1. Các biện pháp cần thiết:

Thứ nhất, tăng cường quy hoạch và định hướng tầm cao, xây dựng cơ chế thông hiểu lẫn nhau. Thông qua đối thoại nhiều tầng nấc, rộng khắp các lĩnh vực để thực hiện sáng tạo, đổi mới hình thức và cơ chế hợp tác, đẩy nhanh thực hiện tiến trình tiêu chuẩn hóa lấy tiêu chuẩn về kỹ thuật làm đại diện. Cụ thể, cần đối ứng chiến lược phát triển, xác định rõ ưu thế tương đối của các nước, đạt được nhận thức chung rõ ràng về phương hướng hợp tác, tránh đầu tư mù quáng; ứng phó quy hoạch phát triển, xác định rõ tuần tự ưu tiên phát triển và mục tiêu từng giai đoạn, thực thi các chính sách cụ thể, tránh được cạnh tranh cùng loại; ứng phó về cơ chế và mức độ, thông qua việc liên kết các cơ quan giữa các nước, xây dựng cơ chế phản hồi và các kênh liên thông, tiến hành điều chinh đối với các vấn đề phát sinh trong quá trình thực tiễn; ứng phó các dự án cụ thể, chú trọng kết hợp hữu cơ giữa liên kết cứng và liên kết mềm, chú ý các dự án thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa, cùng xây dựng tầm cao mới, hợp tác thực chất, nâng cao hiệu quả và năng suất các dự án hợp tác.

Thứ hai, thúc đẩy sáng tạo tìm kiếm nguồn vốn đầu tư, mở rộng các kênh sử dụng vốn. Đầu tiên, thông qua thống nhất xây dựng cơ chế sử dụng vốn trong và ngoài nước, song phương cũng như đa phương, phá bỏ trở ngại hiện nay, giúp dòng vốn lưu thông thuận lợi. Chú ý đặc trưng của các ngành nghề cần sử dụng nguồn vốn, căn cứ và đặc điểm khác nhau của các loại hình, hạng mục để xác định nhu cầu tổng vốn để phân phối phù hợp, phá bỏ nút thắt cổ chai trong lưu thông vốn. Chú ý sự khác biệt giữa các quốc gia về nhu cầu huy động và sử dụng vốn, căn cứ đánh giá tín dụng của các nước hoặc cơ chế tham gia một vành đai, một con đường, tổng hợp nhu cầu đầu tư và sử dụng vốn của nền kinh tế mỗi nước, xác định rõ quan hệ giữa thiếu hụt vốn và nguy cơ rủi ro có thể gặp phải, coi trọng quan hệ giữa lợi ích và nguy cơ rủi ro để đảm bảo cao nhất an toàn đầu tư cho các dự án. Tiếp đó, thúc đẩy đổi mới cách thức sử dụng vốn, cổ vũ hình thức đầu tư sử dụng vốn PPP (liên kết giữa chính phủ và tư nhân), tăng cường đa dạng hóa các kênh, cách thức sử dụng vốn. Mở rộng các kênh đầu tư, nới rộng chủ thể đầu tư, thu hút sự tham gia vốn trong toàn xã hội và người dân. Ngoài ra, cần thiết lập các quỹ tiền tệ, chú ý hợp tác, hỗ trợ nghiệp vụ giữa các chủ thể đầu tư, thực hiện nâng cao thực chất chất lượng đầu tư vốn.

Thứ ba, nâng cao năng lực phòng ngừa rủi ro, xây dựng cơ chế cảnh báo rủi ro. Một mặt, tăng cường xây dựng hệ thống liên kết liên thông, nắm chắc điểm trọng yếu trong hệ thống liên kết, nâng cao năng lực phòng ngừa rủi ro mới; sử dụng kỹ thuật cao như người máy, máy tính số liệu cao để thực hiện liên kết lưu lượng lớn, nâng cao năng lực quản lý rủi ro. Mặt khác, xây dựng hệ thống tư vấn chính sách, nhằm phục vụ và hướng dẫn các phương diện ngăn ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp, định hướng phương hướng đầu tư cho các doanh nghiệp; nâng cao mức độ tự coi trọng việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, tiến hành quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trước trong và sau khi thực hiện dự án. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế cảnh báo rủi ro, tiến hành phân tích và giám sát toàn diện đối với các nguy cơ rủi ro đầu tư tại các nước, tận dụng các quy tắc của cơ chế đa phương và quy định của pháp luật để từng bước ưu hóa môi trường kinh doanh, xây dựng cơ chế dài hạn xử lý rủi ro và tranh chấp.

Thứ tư, cần phát huy tác dụng lớn hơn của các doanh nghiệp có thực lực. Nghiên cứu kỹ lưỡng về các dự án được đầu tư giai đoạn đầu trong sáng kiến “một vành đai, một con đường”, có thể thấy hiệu ứng thúc đẩy kinh tế các nước thuộc “một vành đai, một con đường” của các doanh nghiệp Trung Quốc là tương đối rõ nét, biểu hiện trên các lĩnh vực như: Đóng góp vào tỷ lệ tăng trưởng, ổn định chính sách, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Tuy nhiên, trong quá trình thúc đẩy thực hiện các dự án ban đầu, một bộ phận doanh nghiệp Trung Quốc đã gặp phải không ít khó khăn và vấn đề cần chú ý:

Hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại các nước thuộc “một vành đai, một con đường” chưa hoàn toàn nổi bật. Do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, hiệu quả đầu tư tổng thể của các doanh nghiệp Trung Quốc tính đến thời điểm hiện nay vẫn ờ trong giai đoạn “tiềm năng”, còn nhiều không gian để mở rộng. Thời gian tới, các doanh nghiệp Trung Quốc cần coi trọng việc mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại các nước thuộc “một vành đai, một con đường” còn mất cân đối. Có tác dụng thúc đẩy chiến lược đối ngoai mới toàn diện thì bất kể dự án “liên kết cứng” hay “liên kết mềm”, môi trường đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quôc đều ngày một được cải thiện, tuy nhiên các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài vẫn cần cải thiện rất nhiều về các phương diện như hòa nhập văn hóa bản địa, tuyên truyên quảng bá văn hóa Trung Quốc, về tổng thể, tình hình các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư mất cân đối giữa việc chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, với coi nhẹ thương hiệu, quan hệ với bản địa.

Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện được việc chuyển đổi từ sản xuất kinh doanh sản phẩm sang kinh doanh thương hiệu, chưa thực hiện được mục tiêu phát triển chính của doanh nghiệp là quốc tế hóa thương hiệu và toàn cầu hóa công ty. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp trong quá trình tiền thực hiện dự án thiếu hụt sự sáng tạo trong tuyên truyền, quá trình quảng bá chính sách, chưa chú trọng đến ảnh hưởng từ sự khác biệt về văn hóa, chính sách pháp luật của bản địa.

Doanh nghiệp Trung Quốc chưa tích cực tham gia và thúc đẩy tiến trình thực hiện mục tiêu quản lý toàn cầu. Với tư cách là chủ thể đầu tư, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thiếu hụt ý thức và chưa đầu tư đúng mức cho việc nâng cao quyền phát ngôn trong hệ thống quản lý quốc tế, hoạch định các tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp, thay đổi quan niệm và cách nhìn phiến diện của quốc tế đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.

(TLSQVN tại Côn Minh, Trung Quốc).

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here