Tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nhật Bản (phần 1)

0
151

Tại Nhật Bản, phát trin ngun nhân lực cht lượng cao luôn được coi là một trong những nhân t then chốt đối với sự phát triển bển vững của quốc gia. Chính vì vậy, những vấn đề liên quan tới chính sách phát triển nguồn nhân lực này (tuyn dụng, đào tạo, sử dụng, quản lý và chế độ đãi ngộ) không những được duy trì mà còn tiếp tục được phát huy, cải cách để thích ứng với xu thế của thời đại. Hơn nữa, những vn đ trên luôn là một “chuỗi” gắn kết hữu cơ trong chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ trước đến nay ở Nhật Bản. Trong đó, vấn đề tuyển dụng, quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao có vị trí, vai trò rất quan trọng và là những nội dung chủ yếu được đề cập đến trong bài viết với giới hạn v thời gian từ đầu thế kỷ XXI đến nay.

  1. Quan điểm, khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao của Nhật Bản

Cho đến nay, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nhật Bản và cùng với đó là quan điểm, khái niệm liên quan tới lĩnh vực này khá đa dạng nếu nhìn từ góc độ lý luận đơn thuần. Một số quan điểm cho rằng “nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao động phải đáp ứng được những yêu cầu cao về một lĩnh vực như: kỹ thuật – công nghệ, học thuật, kinh doanh… và đã trải qua thời gian kiểm chứng thực tế cũng như được thừa nhận của số đông”. Trong khi đó, khá nhiều quan điểm đồng thuận với “nguồn nhân lực chất lượng cao là đội ngũ lực lượng lao động có trình độ học vấn cao (đại học và tương đương) do đó, có thể phát huy tốt khả năng chuyên môn, hoàn thành xuất sắc công việc của mình và của cơ sở làm việc”. Quan điểm này còn hàm chứa hai yếu tố cơ bản: Một là, nguồn nhân lực chất lượng cao được cho là ở dạng tiềm năng khi nhân lực lao động còn đang tiếp thu kiến thức tại các cơ sở đào tạo (đại học, học viện); Hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là những người có trình độ cao sau khi tốt nghiệp các cơ sở đào tạo, giáo dục bậc cao. Cùng với quá trình phát triển, nhiều quan điểm khác đòi hỏi nhân lực chất lượng cao không chỉ phải đáp ứng tốt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có các yếu tố khác như kỹ năng làm việc nhóm, có đạo đức, kỷ luật cao… Có thể những tiêu chí sau chuyên môn tuy không được coi là bắt buộc song cũng được đặt dưới góc nhìn của sự đòi hỏi khá cao từ các cơ sở sử dụng, quản lý đưa ra và quyết định.

Trong những năm gần đây, quan điểm về nguồn nhân lực chất lượng cao được mở rộng hơn với sự xuất hiện của một số quan điểm mới và nhận được sự thống nhất khá lớn của nhiều người và tổ chức liên quan tới nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong số đó, nổi bật quan điểm xem nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao động có chất lượng ở mức độ toàn cầu. Lực lượng lao động như vậy được định danh với thuật ngữ “nguồn nhân lực chất lượng cao toàn cầu”. Khái niệm về nguồn nhân lực như vậy được diễn giải chi tiết theo trình tự, trước hết phải đạt được ba yếu tố: (i) có năng lực giao tiếp tốt, năng lực cao về sử dụng ngôn ngữ; (ii) có tính tự chủ, tích cực, tinh thần thử thách cao, tinh thần hợp tác, linh hoạt cũng như trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc; (iii) giữ được tính đồng nhất của người Nhật Bản, thích ứng và lý giải tốt về sự khác biệt văn hóa. Ngoài các yếu tố trên phải có chuyên môn sâu và nền tảng giáo dục tốt. Bên cạnh đó còn cần có năng lực giải quyết công việc, sáng tạo cái mới cũng như khả năng lãnh đạo, tính cộng đồng và năng lực suy nghĩ logic… Những tiêu chí cơ bản trong năng lực của nhân lực chất lượng cao được cho rằng sẽ tiến dần theo thang bậc từ thấp đến cao, đó là (1) Trình độ giao tiếp khi ra nước ngoài, (2) Trình độ giao tiếp trong cuộc sống thường ngày, (3) Khả năng viết tốt, (4) Trình độ giao tiếp và đàm phán giữa hai người, (5) Trình độ giao tiếp và đàm phán với nhiều người. Trong số các tiêu chí trên thì các tiêu chí (1), (2), (3) là cơ sở bước đầu cần có và sẽ tiến bộ dần đối với nhân lực chất lượng cao. Các tiêu chí (4) và (5) sẽ được đào tạo tiếp đối với nhân lực chất lượng cao để cuối cùng trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao như mong muốn. Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao toàn cầu có thể hoạt động trong môi trường quốc tế, thích ứng với toàn cầu hóa. Điều đó có nghĩa, cần có nguồn nhân lực chất lượng cao – nguồn nhân lực có khả năng “cộng sinh, cộng tồn” cùng với những con người “đa dạng” trên thế giới và hoạt động như một thành viên của xã hội toàn cầu ấy.

Qua việc phân tích, trình bày một số quan điểm, khái niệm của Nhật Bản về nguồn nhân lực chất lượng cao có thể nhận thấy đây là vấn đề chưa “ngã ngũ” nên các quan điểm, khái niệm khá đa dạng, chưa nhất quán. Tuy nhiên, điểm chung để chỉ ra đó là nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao động có trình độ học vấn cao cùng một số năng lực khác có thể đáp ứng yêu cầu sự phát triển của cộng đồng và quốc gia.

  1. Tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

2.1 Tại các cơ quan công quyền

Nguồn nhân lực chất lượng cao tại các cơ quan công quyền được duy trì, phát triển bằng nhiều phương cách, trong đó tuyển dụng công chức mới hàng năm là một trong những chính sách quan trọng bậc nhất của Chính phủ Nhật Bản vẫn thực thi đến nay. Theo đó, nguồn nhân lực chất lượng cao được sử dụng trước hết thông qua việc tuyển dụng công chức loại 1 do Viện Nhân sự tổ chức vào tháng Tư hàng năm. Kỳ thi tuyển công chức mới trở thành nguồn chủ yếu cung cấp nhân sự cho bộ máy chính phủ. Những người vượt qua kỳ tuyển dụng (thuộc loại 1) sẽ được qui hoạch để đào tạo cho các vị trí chủ chốt về sau này. Vấn đề sử dụng công chức thông qua việc tuyển dụng công chức mới hàng năm được duy trì còn là do việc tuyển ngang công chức và các chức vụ trung gian trong bộ máy công quyền khá hiếm. Hơn nữa, Chính phủ Nhật Bản vẫn sử dụng công chức gắn với chế độ thăng chức, tăng lương theo thâm niên càng khiến cho việc tuyển ngang rất khó thực hiện. Hầu hết công chức chính phủ phải trải qua kỳ thi này mới được sử dụng, trừ một số trường hợp đặc biệt trong lĩnh vực hải quan, thuế quan, hàng hải và một vài chức danh chuyên môn đặc biệt khác, chẳng hạn như bác sỹ, kỹ sư kỹ thuật. Những trường họp này sẽ được các bộ hoặc các cơ quan sự nghiệp của nhà nước quản lý xét duyệt hồ sơ sau khi họ đã trải qua kỳ thi đủ điều kiện hành nghề quốc gia. Nhìn chung, các kỳ thi tuyển hàng năm được thực hiện bài bản, công phu, nghiêm túc với mục đích lớn nhất là thu hút được nhân lực chất lượng cao. Trên thực tế, kỳ tuyển dụng nhân sự mới được đánh giá cao bởi các cơ quan sử dụng đều hài lòng với nguồn nhân lực có được thông qua các cuộc thi tuyển như vậy. Không những thế, nhằm sử dụng tốt nhất năng lực của nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt với các chức danh chủ chốt, hàng năm những đối tượng này phải trải qua các khóa học chung cho cán bộ của các bộ. Việc tổ chức các khóa học đối với các nhân sự mới được tuyển dụng, một mặt trang bị thêm kiến thức và tư duy mới cán bộ chủ chốt về quản lý, lãnh đạo, mặt khác tạo môi trường quan hệ thân thiết giữa nhân sự các bộ, qua đó dễ dàng hơn cho sự phối họp công việc về sau. Bên cạnh đó, các bộ cũng thường tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn riêng của bộ đối với nhân sự vượt qua các kỳ tuyển dụng. Để tuyển dụng được nhân sự ở cấp cao có hiệu quả, các cơ quan buộc các đối tượng này phải trả qua hầu hết các công việc ở cấp thấp nhằm nắm rõ công việc dưới quyền mình. Theo đó, những công chức như vậy không làm một công việc quá lâu mà phải thay đổi liên tục nếu như muốn được thăng cấp cao hơn song cũng cần nhiều thời gian. Điểm cần lưu ý trong hệ thống công chức Nhật Bản đó là tuyển đồng loạt, do đó, sự phối hợp công việc trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn khi mà công chức đều có cùng xuất phát điểm hay có chức vụ tương đương nhau đến một độ tuổi nào đó.

2.2 Tại các doanh nghiệp

Cho tới nay, dù có nhiều thay đổi so với trước kia song nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tiếp tục níu giữ chế độ làm việc suốt đời đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, nguồn nhân lực như vậy sẽ được tuyển dụng kỹ lưỡng hơn nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn kinh doanh và các đặc điểm truyền thống khác về việc làm ở Nhật Bản. Vcơ bản, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tuyển dụng nguồn nhân lực từ các trường đại học bởi đó là lực lượng lao động trẻ, trình độ chuyên môn, học vấn cao, dễ thích ứng, năng động, táo bạo cần thiết phù hợp với đòi hỏi của thời đại khoa học công nghệ mới và bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt. Hơn nữa, các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ bó hẹp trong một số ít trường đại học, học viện như trước mà dần mở rộng ra nhiều cơ sở đào tạo khác, qua đó tuyển dụng được những người có năng lực, chuyên môn cao hơn. Đương nhiên, nguồn cung lao động từ các cơ sở đào tạo chính qui vẫn được duy trì để các doanh nghiệp luôn bảo đảm có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là ở các công ty vừa và lớn. Điều đó cho thấy việc tuyển dụng “nguồn nhân lực từ các trường đại học còn lâu mới mất đi tính phổ biến và tính độc đáo ở khía cạnh phương pháp để các công ty lớn của Nhật Bản có được sự bổ sung mới hàng năm về những lao động tay nghề cho các công ty của mình”. Dù thế nào thì tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là những người tốt nghiệp các trường đào tạo tốt; chất lượng uy tín vẫn được ưa chuộng mặc dù hiện nay không ít doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực chất lượng cao từ công ty khác và cả cơ quan chính phủ song cách thức được xem là “trái qui tắc” này cũng chỉ là phương sách cuối cùng. Sở dĩ như vậy là bởi cách tuyển dụng này nếu không hợp lý có thể gây ra sự xáo động lớn trong quan hệ vốn ổn định trong công ty, nhất là ở những nơi còn coi trọng chế độ làm việc suốt đời. Mặc dù vậy, hiện nay nhiều doanh nghiệp đều coi việc tuyển dụng các lao động giữa chừng, đặc biệt là lao động chất lượng cao là một cách thức phù hợp hơn nhằm duy trì và bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao có thể thiếu hụt trong công ty của họ. Hơn thế nữa, khi mà kỹ năng chuyên môn của lực lượng lao động được coi trọng thì phương thức trên càng được chú trọng và tiến hành thông qua tiếp xúc cá nhân, công ty môi giới, quảng cáo trên thị trường lao động… Cùng với sự thay đổi trong quan niệm tuyển dụng, quản lý theo chế độ làm việc suốt đời, yếu tố thâm niên trong đề bạt đang dàn bị hạ thấp khiến cho việc tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cũng dần biến đổi theo cho phù hợp với tác động của tình hình xã hội trong nước, quốc tế hiện nay. Kết quả là lực lượng lao động lớn tuổi tại các doanh nghiệp là những người bị hướng tới sự “về hưu” sớm. Hiện trạng này giúp cho các doanh nghiệp trở nên có sức cạnh tranh hơn bởi thay vào đó công ty có nguồn tài chính bổ sung để trả cho nhân lực chất lượng cao được tuyển dụng là lực lượng lao động trẻ tuổi, chất lượng cao nhưng lại có mức tiền lương thấp hơn.

2.3. Tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu

Thông qua thi tuyển, những người được tuyển dụng làm nhân viên, giảng viên, nhà nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu, học viện, trung tâm tại Nhật Bản hầu như phải trải qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng (hay tập sự) để có kinh nghiệm làm việc, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Sau thời gian này, người lao động mới thật sự chuyên sâu vào công việc liên quan tới chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi vị trí mà người được tuyển dụng có thể tiếp tục nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ thông qua hợp tác quốc tế như giao lưu hội thảo, thực tế nghiên cứu, giảng dạy ở nước ngoài. Trên thực tế, các cơ sở đào tạo nghiên cứu đều rất quan tâm đến việc lập kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao đối với đội ngũ quản lý cũng như nhân lực cho công việc. Vcơ bản, trên cơ sở yêu cầu chung về khung năng lực, những tiêu chí cụ thể sẽ được các cơ quan đưa ra nhằm tuyển được những người có đầy đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc của vị trí cần tuyển. Tất cả qui trình này đều nhằm bảo đảm cho đội ngũ nhân sự nói chung không bị hụt hẫng hay nói cách khác là thiếu sự kế thừa dẫn đến khủng hoảng thế hệ. Theo đó việc tuyển dụng phải được điều chỉnh thường xuyên để bảo đảm sự tiếp nối giữa các thế hệ, đồng thời có sự rà soát với những đối tượng sắp nghỉ hưu và những vị trí trống cần bổ sung. Như thế, tuyển dụng nhân sự cũng là một trong những nhiệm vụ, chức năng quan trọng không thể phủ nhận ở các cơ sờ đào tạo, nghiên cứu từ trước đến nay. Đương nhiên, trong quá trình tuyển dụng, những người thể hiện được năng lực vượt trội về sự sáng tạo, trình độ chuyên môn tất sẽ có cơ hội thăng tiến bởi đây là yếu tố quan trọng trong hệ thống các tiêu chí đánh giá để qui hoạch sau này. Rõ ràng, tuyển dụng nhân sự là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nhằm duy trì sự ổn định, phát triển, đồng thời thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trong nước và quốc tế, nhất là giai đoạn hiện nay…

(còn nữa)

Hoàng Minh Lợi & Nguyễn Ngọc Long

(Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10/2017)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here