Chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời Obama (phần 2)

0
361

III. Một số kết quả đạt được

     1) Hoạt động thương mại hàng hóa

Trong những năm gần đây, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa song phương tính theo giá trị tuyệt đối tiếp tục gia tăng đạt các giá trị 562,2 tỷ USD năm 2013; 592,1 tỷ USD năm 2014; 599,3 tỷ USD năm 2015; và 578,6 tỷ USD năm 2016. 

Bảng 1: Quan hệ thương mại hàng hóa Mỹ – Trung

(Đơn vị: t USD)

Năm Xuất khấu Nhập khẩu Cán cân TM Kim ngạch TM
2008 69,7 337,8 -268,1 407,5
2009 69,4 296,4 -227 365,8
2010 91,9 364,9 -273 456,8
2011 104,1 399,4 -295,3 503,5
2012 110,5 425,6 -315,1 536,1
2013 121,7 440,4 -318,7 562,1
2014 123,6 468,5 -344,9 592,1
2015 116,1 483,2 -367,1 599,3
2016 115,8 462,8 -347 578,6

Nguồn: us Census Bureau https://www.census.gov

Giá trị hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trong các năm này đạt các mức tương ứng 121,7 tỷ USD, 123,6 tỷ USD, 116,1 tỷ USD và 115,8 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc đạt mức kỷ lục 123,6 tỷ USD trong năm 2014, và sau đó giảm 6,1% trong năm 2015 xuống còn 116,1 tỷ USD, giảm 0,3% xuống còn tỷ USD trong năm 201616. Chính vì sự suy giảm trong hai năm này khiến cho tốc độ hàng xuất khẩu bình quân từ Mỹ sang Trung Quốc cả giai đoạn 2008-2016 đạt 7,1%.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mỹ sang Trung Quốc bao gồm: hạt có dầu và ngũ cốc; sản phẩm và phụ tùng máy móc trong lĩnh vực hàng không vũ trụ; xe có động cơ; chất bán dẫn và linh kiện điện tử; thiết bị đo lường, thiết bị điện trong y học và thiết bị kiểm soát; chất thải và phế liệu; hóa chất cơ bản; nhựa, cao su tổng hợp – nhân tạo, sợi tổng hợp và sợi; máy móc cho mục đích khác.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc của Mỹ đạt các giá trị tương ứng là 440,4 tỷ USD năm 2013, 468,4 tỷ USD năm 2014; 483,2 tỷ USD năm 2015; và 462,8 tỷ USD năm 2016. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Trung Quốc đã lập mức kỷ lục 483,2 tỷ USD trong năm 2015 và sau đó giảm 4,2% xuống còn 462,8 tỷ USD trong năm 2016. Trong giai đoạn 2008-2016, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân từ Trung Quốc của Mỹ đạt mức 4,45%.

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ hầu như không thay đổi trong giai đoạn 2008-2016 với các mặt hàng chủ lực gồm: thiết bị truyền thông; thiết bị máy tính; sản phẩm chế tạo (chẳng hạn như đồ chơi và trò chơi); chất bán dẫn và linh kiện điện tử khác; hàng may mặc; đồ nội thất, nhà bếp; giày dép; và thiết bị âm thanh – video. Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba của Mỹ (6,2 tỷ USD).

Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là Mỹ ngày càng nhập khẩu nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Trung Quốc. Năm 2015, Mỹ thâm hụt 120,7 tỷ USD trong trao đổi các mặt hàng công nghệ cao với Trung Quốc. Sản phẩm công nghệ cao chiếm 32,1% tổng nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Trung Quốc. Tỷ trọng hàng công nghệ cao nhập khẩu từ Trung Quốc so với thế giới của Mỹ cũng tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 2002 tỷ lệ này mới là 10,3%, thì tới năm 2016 tỷ lệ này đã lên tới 34,4%, tức tăng hơn ba lần. Hệ quả là mức độ thâm hụt thương mại hàng công nghệ cao với Trung Quốc cũng tăng liên tục, từ 11,8 tỷ USD trong năm 2002 lên 114,1 tỷ USD trong năm 2016, tăng gần 10 lần. Thâm hụt trong trao đổi hàng hóa công nghệ cao với Trung Quốc chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa của Mỹ với thế giới. Từ chỗ chỉ chiếm 11,4% trong năm 2002, tỷ lệ này tăng lên 32,9% trong năm 2016.

     2) Hoạt động thương mại dịch vụ

Từ năm 2008 đến năm 2016, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Mỹ sang Trung Quốc tăng lên hơn ba lần từ 15,8 tỷ USD lên 53,5 tỷ USD, trong khi đó tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của Mỹ từ Trung Quốc tăng với tốc độ thấp hơn (khoảng 1,5 lần), từ 10,9 tỷ USD lên 16,1 tỷ USD.

Nhờ vậy, Mỹ đã đạt được thặng dư thương mại dịch vụ với Trung Quốc. Trong giai đoạn 2008-2016, xuất khẩu dịch vụ của Mỹ sang Trung Quốc tăng bình quân ở mức 16,72% một năm. Hiện Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu dịch vụ đứng thứ tư và thị trường nhập khẩu dịch vụ đứng thứ 11 của Mỹ.

Bảng 2. Quan hệ thương mại hàng hóa dịch vụ của Mỹ với Trung Quốc

(Đơn vị: tỷ USD)

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân TM Kim ngạch TM
2008 15,8 10,9 4,9 26,8
2009 17,1 9,6 7,5 26,6
2010 22,5 10,6 11,9 33,1
2011 28,4 11,8 16,7 40,2
2012 33,0 13,0 20,0 46,1
2013 37,5 13,9 23,6 51,4
2014 44,5 14,0 30,5 58,5
2015 48,4 15,1 33,3 63,6
2016 53,5 16,1 37,4 69,6

Nguôn: USCensus Bureau https://www.census.gov

  1. Hoạt động đầu tư

Dòng vốn FDI giữa Mỹ và Trung Quốc là tương đối nhỏ so với khối lượng thương mại song phương. Nhiều nhà phân tích cho rằng, sự mở rộng của dòng chảy FDI song phương có thể mở rộng đáng kể các mối quan hệ thương mại giữa hai nước, số liệu của BEA cho thấy, trong năm 2016 dòng vốn FDI của Mỹ sang Trung Quốc là 9,5 tỷ USD (tăng 28% so với năm 2015). Đến cuối năm 2016, tổng vốn đầu tư FDI tích lũy của Mỹ tại Trung Quốc đạt mức trên 92,4 tỷ USD biến Trung Quốc thành nước nhận vốn FDI đứng thứ 12 của Mỹ trong năm 201620.

Dòng vốn FDI của Trung Quốc chảy vào Mỹ đạt 10,3 tỷ USD (tăng 74,7% so với năm 2015), đưa Trung Quốc trở thành nước có nguồn vốn đầu tư FDI lớn thứ 11 vào Mỹ trong năm 2016. Tính tới cuối năm 2016, tổng vốn đầu tư FDI tích lũy của Trung Quốc vào Mỹ đạt 27,5 tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành nước có nguồn vốn FDI tích lũy đứng thứ 16 đầu tư vào Mỹ cho tới năm 2016. Tuy nhiên, số liệu của BEA thấp hơn nhiều so với nguồn số liệu của công ty tư vấn chính sách Rhodium Group. Theo Rhodium Group thì nguyên nhân của sự khác biệt là “Số liệu chính thức thường có độ trễ khoảng 1-2 năm và không nắm bắt được sự xoay vòng và luân chuyển nhanh của dòng đầu tư”.

Tính toán số liệu của Rhodium Group cho thấy, tổng FDI tích lũy của Trung Quốc tại Mỹ đến cuối năm 2016 đạt 110,1 tỷ USD, cao hơn bốn lần so với mức 27,5 tỷ USD theo ước tính của BEA. Còn tổng vốn đầu tư FDI tích lũy của Mỹ tại Trung Quốc đến cuối năm 2016 là 228 tỷ USD, cao hơn 162,3% so với ước tính 92,4 tỷ USD của BEAr Dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Mỹ trong năm 2016 đạt 46,2 tỷ USD, gấp 3,48 lần so với ước tính 10,3 tỷ USD của BEA.

4) Một số đánh giá

Có thể thấy rằng, mặc dù mục tiêu chính sách là mở cửa thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp Mỹ, và giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc, nhưng dưới thời Obama thâm hụt thương mại với Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng.

Sự gia tăng thâm hụt thương mại được xem như một chỉ báo cho thấy sự không đối xứng trong mối quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc, làm tổn hại đến nền kinh tế của Mỹ. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, thâm hụt hàng hoá của Mỹ với Trung Quốc đang được nhìn nhận một cách cân bằng hơn. Một số nhà phân tích cho rằng thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc (đặc biệt hàng hóa công nghệ cao) phản ánh những thay đổi toàn cầu trong sản xuất, cũng như sự xuất hiện của các chuỗi cung ứng rộng và phức tạp hơn, nơi mà Trung Quốc thường là điểm dừng chân cuối cùng cho các công ty đa quốc gia định hướng xuất khẩu hàng hoá.

Thâm hụt thương mại của Mỹ bị khuếch đại một phần do khối lượng hàng hóa trung gian được vận chuyển tới Trung Quốc để lắp ráp thành sản phẩm, rồi bán về thị trường Mỹ. Ví dụ, mỗi chiếc Iphone được bán, hãng Apple kiếm được hàng trăm đôla. Tuy nhiên, khi được bán tại Mỹ, mỗi chiếc Iphone làm tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc thêm khoảng 300 USD, mặc dù Trung Quốc chỉ làm tăng thâm hụt 6 USD. Có nghĩa rằng Iphone được lắp ráp tại Trung Quốc, nhưng hầu hết các bộ phận của Iphone đều được sản xuất ở Mỹ và các nước khác.

Hơn nữa, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc cũng có thể được chuyển hóa thành dòng vốn nước ngoài bổ sung cho nền kinh tế Mỹ. Vì khi một quốc gia như Trung Quốc có thặng dư thương mại, họ phải quản lý dự trữ ngoại hối gia tăng bàng cách sử dụng chúng dưới hình thức đầu tư nước ngoài. Những luồng vốn này được sử dụng để mua trái phiếu kho bạc của Mỹ, bất động sàn, hoặc tiền gửi ngân hàng và đầu tư trực tiếp vào các nhà máy và doanh nghiệp Mỹ. Các chính sách bảo hộ đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, như áp đặt thuế nhập khẩu, cỏ thể làm giảm thâm hụt thương mại, nhưng sẽ chỉ chuyển một phần thâm hụt đó sang các nước khác; do đó, có rất ít ảnh hưởng giúp thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ. Người tiêu dùng Mỹ cỏ thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các chính sách này như giá hàng hoá sẽ tăng.

Việc chỉ tập trung vào thâm hụt thương mại hàng hóa khiến chúng ta bỏ qua một số điểm mạnh và trọng điểm của nền kinh tế Mỹ, đó là lĩnh vực dịch vụ. Mỹ có thặng dư với Trung Quốc 0,2% GDP trong thương mại dịch vụ, tăng 10 lần so với mức 0,02% vào năm 2000. Một khi tính tới cả mức thặng dư từ thương mại dịch vụ với Trung Quốc và thu nhập từ đầu tư, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc giảm xuống chỉ còn 0,8% GDP. Có thể thấy, cán cân thương mại chung của Mỹ với Trung Quốc trong GDP vẫn tương đối ổn định kể từ năm 2009.

Như vậy, nếu tiếp cận phân tích thương mại của Mỹ vởi Trung Quốc trên góc độ cân bằng hom, cỏ thể thay rằng thâm hụt thương mại cùa Mỹ với Trung Quổc không quá nghiêm trọng, hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, và khó có thể xảy ra một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc… (còn nữa)

Nguyễn Tuấn Minh

(Châu Mỹ ngày nay, số 09/2017)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here