Dưới tác động của quả trình toàn cầu hoá, ngành công nghiệp chế tạo (CNCT) Mỹ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ cảc nước. Trong những năm 1990 và 2000, tỷ trọng đóng góp của ngành CNCT Mỹ vào GDP giảm xuống, số lượng việc làm trong ngành CNCT thu hẹp, cán cân thương mại hàng hoá của Mỹ bị thâm hụt nặng. Các biện pháp khuyến khích đầu tư vào ngành CNCT, chính sách kêu gọi tái đầu tư về Mỹ và các đòn bẩy thúc đẩy đổi mới công nghệ và tự động hoá sản xuất đã góp phần ngăn chặn quá trình suy giảm của ngành này. Chỉ số cạnh tranh của ngành CNCT Mỹ đang gia tăng trong những năm gần đây và quá trình áp dụng các robot trong các ngành công nghiệp được cho là sẽ góp phần thúc đẩy ngành CNCT Mỹ phục hồi và phát triển. Cùng với các biện pháp giảm thuế, kích thích đầu tư vào ngành CNCT, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp dụng mạnh mẽ các biện pháp thương mại nhằm hỗ trợ ngành CNCT Mỹ, như đàm phán lại thương mại và áp dụng các biện pháp thương mại cứng rắn với các nước mà Mỹ có thâm hụt thương mại, trong đó có Việt Nam.
- Sự suy giảm của ngành công nghiệp chế tạo Mỹ trong những năm 2000.
Với nền tảng khoa học và công nghệ cao và sự năng động trong kinh doanh, CNCT Mỹ, trong quá khứ, là một ngành kinh tế chủ chốt và ngành công nghiệp thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành CNCT thế giới chứng kiến một xu hướng giảm sút đáng kể. Vào những năm 1980, ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ chiếm khoảng 30% tổng giá trị gia tăng của ngành CNCT thế giới, nhưng tỉ lệ này liên tục giảm sút, và vào năm 2015, ngành CNCT Mỹ chỉ còn chiếm 18,6% tổng giá trị gia tăng của toàn ngành CNCT thế giới.
Cùng với sự sụy giảm về tỷ trọng trong ngành CNCT Mỹ đứng trước sự cạnh tranh gay gắt đến từ CNCT Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác. Mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong ngành CNCT thế giới vào những năm 1990, nhưng với sự phát triển năng động, năm 2010, ngành CNCT Trung Quốc đã vượt qua ngành CNCT Mỹ vươn lên giữ vị trí số một thế giới về giá trị gia tăng và tiểp tục nới rộng khoảng cách với ngành CNCT Mỹ trong những năm tiếp theo. Năm 2011, tổng giá trị gia tăng của ngành CNCT Trung Quốc là 2.350 tỷ USD, trong khi đó CNCT Mỹ là 1.900 tỷ USD; năm 2015, ngành CNCT của Trung Quốc có giá trị gia tăng là 2.970 tỷ USD và ngành CNCT của Mỹ chỉ là 2.170 tỷ USD.
Sự suy giảm của ngành công nghiệp chế tạo Mỹ không chỉ thể hiện trên phương diện suy giảm quy mô giá trị gia tăng so với ngành công nghiệp chế tạo của các nước, mà theo số liệu thống kê của Mỹ thì ngành công nghiệp này của Mỹ đã có xu hướng thu hẹp so với chính mình. Hình 1 cho thấy, năm 2000, ngành CNCT Mỹ chiếm khoảng 15,5% tổng GDP của Mỹ, tỷ trọng này đã giảm xuống còn 12,4% vào năm 2010, và 12,3% vào năm 2015; tổng lao động làm việc trong ngành công nghiệp này vào năm 2000 là 17,3 triệu người, giảm xuống còn 11,5 triệu trước khi tăng lên 12,3 triệu người vào năm 2015. Nếu xét trong giai đoạn 2010-2015, ngành CNCT Mỹ đã mất đi khoảng 5 triệu việc làm.
Hình 1: Tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành CNCT trên GDP và tổng việc làm trong ngành CNCT của Mỹ 1997-2015
Nguồn: Tính toán lừ số liệu của Ngân hàng St. Luis và Cục Lao động Mỹ
Chi tiết số liệu thống kê tình hình phát triển các ngành thuộc CNCT của Mỹ cho thấy, sự suy giảm của ngành CNCT Mỹ diễn ra ở rất nhiều các ngành nghiệp khác nhau. Sự suy giảm về quy mô giá trị, cũng như sự thu hẹp lực luợng lao động làm việc trong ngành CNCT đã trở thành mối quan tâm xã hội và chính trị của Mỹ trong giai đoạn gần đây. Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2016, vấn đề suy giảm cùa ngành công nghiệp chế tạo Mỹ, cũng như tình trạng mất 5 triệu việc làm tại ngành công nghiệp này đã trở thành chủđề tranh luận lớn của các ứng cử viên, đặc biệt là ứng cử viên Donald Trump, người đã đắc cử Tổng thống tại cuộc bầu cử năm 2016. Donald Trump cho rằng, sự suy giảm của ngành CNCT Mỹ là do tình trạng cạnh tranh không lành mạnh từ nhiều quốc gia, đặc biệt là từ Trung Quốc. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc đã “hà hiếp” kinh tế Mỹ, và đe doạ sẽ áp thuế 45% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Donald Trump cũng yêu cầu đàm phán lại các hiệp định thương mại tự do với các đối tác như Canada, Mexico, Hàn Quốc. Trên thực tế, sự suy giảm của ngành CNCT Mỹ đã để lại nhiều hậu quả cho nền kinh tế của nước này, trước hết là tình trạng gia tăng thất nghiệp, suy giảm tăng trưởng kinh tế, và thâm hụt cán cân thương mại hàng hoá ở mức khá lớn trong những năm gần đây. Chính quyền của Tổng thống Obama đã có nhiều biện pháp hỗ trợ ngăn chặn đà suy giảm ngành CNCT và Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng đang đưa ra các giải pháp quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn xu hướng suy giảm này bằng các biện pháp cắt giảm thuế doanh nghiệp và thực hiện đàm phán lại một số hiệp định thương mại tự do.
- Nguyên nhân suy giảm của ngành CNCT Mỹ
Các nhà phân tích cho rằng sự suy giảm của ngành CNCT Mỹ là do tác động của hai nhân tố: 1) Cạnh tranh gia tăng do quá trình toàn cầu hóa và cạnh tranh không lành mạnh tới từ nhiều quốc gia đặc biệt là Trung Quốc; và 2) sự “già hoá” của ngành CNCT Mỹ và những thay đổi công nghệ trong sản xuất.
– Vấn đề toàn cầu hoá và cạnh tranh không lành mạnh:
Nhìn về mặt hình thức, số liệu thống kê cho thấy sự suy giảm của ngành CNCT của Mỹ bắt đầu từ nửa cuối những năm 1980 khi mà quá trình toàn cầu hoá được đẩy mạnh, và xu hướng suy giảm của ngành CNCT Mỹ tăng tốc thật sự khi Trung Quốc tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nước Mỹ bước vào toàn cầu hoá với một động cơ chính trị lớn. Điều này có nghĩa là sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nước Mỹ có ý đồ trở thành một cường quốc dẫn dắt thế giới, về mặt kinh tế, Mỹ xác định là đầu tàu của tiến trình toàn cầu hoá và phát triển kinh tế thế giới. Để thực hiện cả mục tiêu chính trị và mục tiêu kinh tế này, Mỹ mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho các nước xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ. Ngoài việc là thành viên của GATT và sau đó là WTO, vào đầu những năm 1990, Mỹ đã ký NAFTA với Canada và Mexico. Sau đó Mỹ đã ký nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với các nước như Jordan (2001), Australia, Chile, Singapore (2004), Bahrain, Morocco, Oman (2006), Peru (2007), Panama, Colombia, Hàn Quổc (2012), và đến nay Mỹ đã ký FTA vởi 20 quổc gia khác nhau. Cùng với đó, Mỹ còn cung cấp chế độ ưu đãi phổ cập (GSP) ưu tiên nhập khẩu hàng hóa từ nhiều nước đang phát triển. Nhìn chung, Mỹ đã tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế bằng cách mở cửa thị trường cho đầu tư nước ngoài và nhập khẩu hàng hóa từ các nước. Trong tổng lượng hàng hoá nhập khẩu của Mỹ năm 2015, 34% là hàng hoá đến từ các nước mà Mỹ đã ký các FTA. Một đặc trưng quan trọng của cán cân thương mại Mỹ kể từ khi Mỹ tích cực tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá là thâm hụt thương mại gia tăng nhanh chóng, và xu hướng này được cải thiện một chút trong những năm gần đây.
Với chính sách hội nhập và mở cửa mạnh mẽ của Mỹ như đã trình bày, ngành CNCT Mỹ đứng trước sự cạnh tranh của hàng hoá đến từ nhiều nền kinh tế khác nhau trên thế giới. Trong bối cảnh đó, không thể phủ nhận được rằng, một số ngành công nghiệp truyền thống, nhất là các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghệ thấp, khỏ có thể đứng vững trước sự cạnh tranh với các ngành công nghiệp tương tự ở các nước đang phát ưiển, đơn giản là tiền công ở Mỹ cao hơn các nước. Các ngành công nghiệp như dệt may, giày da, đồ gỗ, chế biến hải sản của Mỹ đã bị hàng hoá đến từ các nước đang phát triển “phá huỷ”, đó là hàng hoá của Trung Quốc, cũng như của các nước mới phát triển khác, trong đó có Việt Nam. Do không có khả năng cạnh tranh về nhân công, một số ngành công nghiệp của Mỹ, cũng như của các nước phát triển khác đã di chuyển sang các nước có nhân công rẻ, sản xuất, lắp ráp và tái xuất vảo thị trường Mỹ. Đây là xu hướng khá phổ biến trong những năm 2000, và cũng là giai đoạn ngành CNCT Mỹ suy giảm nhanh (Hình 1).
Ngành CNCT của Mỹ, cũng như của các nước phát triển không chỉ bị cạnh tranh bởi ngành CNCT của các nước đang phát triển hay mới phát triển, mà còn chịu sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nền kinh tế có trình độ phát triển tương đối cao, đặc biệt là các ngành CNCT của các nước Đông Á. Ngành sản xuất ô tô, ti vi, đồ điện, và đồ điện tử ở Mỹ cũng như ở các nước phát triển bị các ngành CNCT tương tự ở các nước có trình độ phát triển trung bình hoặc trên trung bình như Hàn Quốc, Singapore,… cạnh tranh quyết liệt do các nước này cũng có những cơ sở khoa học công nghệ, đội ngũ công nhân lành nghề đủ sức cạnh tranh với các ngành công nghiệp của Mỹ. Có thể thấy rõ trên thực tế, đó là các ngành sản xuất ô tô, thiết bị điện của Mỹ đã bị hàng hoá của các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản thế chỗ không chỉ tại thị trường Mỹ mà cả tại các thị trường khác trên thế giới, và hiện nay, các mặt hàng điện tử của Mỹ như máy tính, điện thoại di động, các thiết bị nghe nhìn của Mỹ đang bị các sản phẩm tương tự của Hàn Quốc lấn sân trên nhiều thị trường.
Không chỉ là do hội nhập và mở cửa, nước Mỹ cũng đã nhiều lần cho rằng, hàng hoá của Mỹ bị cạnh tranh một cách bất công bằng do các nước không thực hiện mở cửa thị trường đúng như cam kết và các nước áp dụng nhiều biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh như hạ giá đồng tiền bản địa, không áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm bản quyền, về vấn đề này, Mỹ cho rằng Trung Quốc là nước vi phạm lớn nhất. Xuất khẩu hàng hoá của Mỹ vào Trung Quốc về cơ bản không gia tăng tương xứng với hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ do Trung Quốc không mở cửa thị trường cho phép hàng hoá và dịch vụ Mỹ thâm nhập vào thị trường này. Mặt khác, Mỹ cho rằng trong nhiều năm Trung Quốc đã “nhào nặn” tỷ giá hối đoái để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Trung Quốc vào Mỹ, và trên thực tế nhiều nghị sĩ Mỹ đã từng răn đe áp dụng “chiến tranh thương mại” với Trung Quốc nếu nước này không thay đổi chính sách tiền tệ. Cùng với đó, Mỹ cũng cho rằng, vấn đề vi phạm bản quyền của Trung Quốc là rất nghiêm trọng, và các công ty Trung Quốc đã đánh cắp thông tin, mẫu mã hàng hoá, do đó khiến các công ty của Mỹ bị thiệt hại rất lớn trong việc bị cạnh tranh với hàng hoá của Trung Quốc.
– Xu thế “già hoá” và quá trình thay đổi công nghệ trong ngành CNCT Mỹ
Đóng góp của ngành CNCT vào tổng GDP ờ Mỹ đã giảm khá mạnh, từ mức khoảng 15,5% năm 2000 xuống còn 11,2% vào năm 2015. Sự suy giảm vai trò của ngành CNCT trong đóng góp vào tổng thể nền kinh tế được coi là một quá trình “tự nhiên”, tức là khi nền kinh tế càng phát triển, thì các khu vực truyền thống giảm dần vai trò trong nền kinh tế. Sự thu hẹp của khu vực CNCT hiện nay ở Mỹ cũng giống như sự thu hẹp của ngành nông nghiệp trước đây. Xu hướng thu hẹp của ngành CNCT ở Mỹ cũng không phải là một ngoại lệ, đó là xu hướng diễn ra ở nhiều nền kinh tế phát triển trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây (Hình 2).
Hình 2: Tỷ trọng giá trị gia tăng ngành CNCT trên tổng GDP của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản giai đoạn 1990-2015 (%)
Trong giai đoạn 1990-2015, tỷ trọng đóng góp vào GDP ngành CNCT ở Đức đã giảm từ 27,5% xuổng còn 22,6%, tỷ trọng này ở Anh là 17,5% và 9,7%, ở Pháp là 17,7% và 11,1%, và ở Nhật Bản là 25,4% và 20,5%. Sự suy giảm này của ngành CNCT ở Pháp và Anh còn diễn ra nhanh hơn ở Mỹ. Có thể thấy xu hướng thu hẹp của ngành CNCT trong GDP là quá trình “già hoá” của nền kinh tế, hay có thể coi đây là quá trình tự nhiên. Việc thu hẹp đóng góp của ngành CNCT vào nền kinh tế được cho là một nguyên nhân làm suy giảm tỷ trọng việc làm trong ngành công nghiệp này.
Xu hướng suy giảm tỷ trọng của ngành CNCT trên tổng GDP của Mỹ dường như không phải là chủ đề tranh cãi giữa các nhà phân tích Mỹ, mà vấn đề chính là sự suy giảm của 5 triệu việc làm trong những năm 2000 của ngành công nghiệp này. Sự suy giảm nhanh về việc làm này dẫn tới cuộc tranh luận rằng đó là do cạnh tranh hay do quá trình thay đổi công nghệ gây ra. Có nhiều nghiên cứu về chủ đề này, tuy nhiên vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Một số học giả cho rằng, sự suy giảm của lực lượng lao động trong ngành CNCT Mỹ chủ yếu là do năng suất lao động tăng lên, tức là ngành CNCT Mỹ đã thay đổi công nghệ, tự động hoá và vì vậy, dẫn đến sa thải lao động ra khỏi ngành. Theo quan điểm này, nhìn một cách tổng thể, trong những năm gần đây chỉ số sản xuất và tổng giá trị gia tăng của ngành CNCT Mỹ vẫn gia tăng đều đặn, và vì vậy, vấn đề chủ yếu là do thay đổi công nghệ dẫn tới sự suy giảm của lực lượng lao động làm việc trong ngành. Nếu năng suất lao động vẫn được duy trì như năm 1990, để sản xuất khối lượng hàng hoá như năm 2015, ngành CNCT Mỹ cần khoảng 20,9 triệu việc làm chứ không phải là 12,1 triệu như trên thực tế. Có thể thấy, mặc dù xu hướng tự động hoá ở Mỹ hiện nay vẫn chưa bằng Nhật Bản, Đức, và Hàn Quốc, nhưng áp dụng robot đang là một xu thế khá mạnh trong ngành CNCT Mỹ, và đây có thể là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự suy giảm của lực lượng lao động Mỹ làm việc trong ngành CNCT… (còn nữa)
Cù Chí Lợi
(Châu Mỹ ngày nay, số 9/2017)