Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một số xu hướng và tác động (Phần II)

0
149
  1. Một số tác động cơ bản

         3.1 Tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng

Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới đều có một chiến lược phát triển công nghệ số, tập trung vào nghiên cứu để có thể áp dụng công nghệ mới giúp tối ưu hóa sản xuất làm tăng năng suất lao động và chất lượng hàng hóa; đồng thời giảm chi phí sản xuất, và chi phí thương mại, sử dụng tài nguyên hiệu quả. Tất cả là để tăng hiệu quả sản xuất, giảm thiểu sự lãng phí và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển của các nước trên thể giới.

Dự báo tổng giá trị của quá trình số hóa xã hội và ngành công nghiệp sẽ đạt 100 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới. Tới năm 2050, việc kết hợp đưa vào sử dụng xe ô tô không người lái và bảo hiểm xe sẽ giúp cứu sống một triệu người trên thế giới mỗi năm. Công nghệ số sẽ giúp đạt mục tiêu giảm lượng khí thải trị giá 867 tỳ USD vào năm 2025. Thay vì cần tới 20 năm để đạt giá trị một tỷ USD thì các công ty trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới chỉ cần bốn năm để thu được số tiền này.

Công nghệ mới sẽ tạo ra sự tăng trưởng đáng kể cho các nền kinh tế trên toàn cầu. Theo dự báo của hãng tư vấn Accenture (Mỹ), nếu Mỹ tăng thêm 50%đầu tư nhiều hơn 50% vào công nghệ IoT để mở rộng mạng lưới kết nối thì có thể được hưởng lợi tới 7,1 nghìn tỷ USD, góp phần tăng GDP thêm 2,3% vào năm 2030 so với việc đầu tư vào các dự án khác. Trong khi đó, Đức có thể đạt doanh thu 700 tỷ USD và nâng mức GDP lên tới 1,7%; Anh có thể đạt lợi nhuận 531 tỷ USD và nâng GDP lên 1,8%; Trung Quốc có thể đạt 1,8 nghìn tỷ USD và nâng GDP lên 1,3% vào năm 2030 nếu đầu tư tương tự vào IoT như Mỹ. Nhìn về khu vực Châu Á, công nghệ số cũng được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu để giúp ASEAN trở thành một trong năm nền kinh tế số hóa trên thế giới trước năm 2025. Việc thực hiện một chiến lược phát triển nền kinh tế số hóa có thể khiến tổng GDP của ASEAN tăng thêm 1.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tiếp theo.

         3.2 Thay đi lớn trong cơ cu lao động

CMCN lần thứ tư sẽ do nền kinh tế tri thức thống lĩnh, do đó lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao (70 – 90%), nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. Nhu cầu về lao động tri thức tăng lên nhưng thực tế nhân lực có trình độ và chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ cao và CNTT lại đang bị thiếu hụt. Bên cạnh đó, việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ mới (robot, in 3D, trí tuệ nhân tạo, các hệ thống nhà ở, nhà máy và nông trại thông minh…) trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế tạo nên làn sóng hệ thống tự động hóa mới giúp người ta có thể tạo ra lượng lớn của cải mà không cần đến quá nhiều lao động. Sự thay đổi công nghệ nhanh chóng cùng với quá trình toàn cầu hóa, sự thay đổi môi trường và biến đổi nhân khẩu học khiến thị trường lao dộng biến đổi và bị chia tách với tốc độ chưa từng thấy trong hơn một thế kỷ. Điều này dẫn đến những chuyển động nhanh trong các quyết sách chính trị. Và nó được thể hiện rõ nhất khi Đức đã dần nới rộng chính sách nhập cư đối với cho công dân ngoài khối EU, đặc biệt là đối với các chuyên viên công nghệ thông tin.

Điều này đang dẫn tới điều chỉnh tỷ lệ việc làm ở nhiều lĩnh vực, và tạo ra một áp lực lớn do sự dịch chuyển của nguồn lực lao động, khiến hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là những nhân công trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản hay bảo hiểm. Sự điều chỉnh này không chỉ ảnh hưởng đến những ngành sản xuất đòi hỏi nhiều vốn hay công nghệ cao mà cả những ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động. Nó sẽ gây nhiều áp lực hơn đến những nền kinh tế đang phát triển, vốn phụ thuộc mạnh vào những hoạt động sản xuất gia công. Nếu như gia công ở nước ngoải có thể cắt giảm 65% chi phí lao động so với sử dụng nhân công ở những nước phát triển, thì thay thế công nhân bằng robot có thể tiết kiệm đến 90%. Thực tế, quá trình này đã và đang được tiến hành tại những quốc gia như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Quá trình này ngày càng mở rộng ở các nước khác khiến cho ngày càng có nhiều việc làm trong ngành sản xuất được thay thế bởi robot, tự động hóa.

Đến năm 2020 số việc làm có nguy cơ bị tự động hóa hoàn toàn ở các nước phát triển sẽ là 9%, và có khoảng 50% việc làm sẽ thay đổi đáng kể do tự động hóa. Dự đoán trong vòng 5 năm tới, khoảng 5 triệu người bị mất việc làm trên toàn thế giới do việc thay đổi phương thức làm việc. Đến năm 2021, khoảng 7,1 triệu việc làm sẽ bị dư thừa, chủ yếu là trong các lĩnh vực quản lý và quản trị, đặc biệt là trong ngành y tế. Mặc dù có 2,1 triệu việc làm mới được tạo ra cho các lập trình viên máy tính và kỹ sư, nhưng điều này không thể thu hẹp được đáng kể so với những việc làm bị mất. Theo một con số ước tính, khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể bị thay thế bởi tự động hóa trong vòng 10-20 năm tới.

3.3. Gia tăng bẩt bình đẳng

Trong khi đổi mới công nghệ giúp cho năng suất sản xuất cao hơn và xã hội thịnh vượng hơn thì nó cũng làm thay đổi môi trường làm việc (linh hoạt hơn, làm việc theo yêu cầu, làm việc từ xa), làm gia tăng tầng lớp trung lưu và quá trình đô thị hóa ở các thị trường mới nổi, dẫn đến gia tăng khoảng cách bất bình đẳng. Những nhà cung cấp tri thức và vốn – các nhà sáng chế, các cổ đông và nhà đầu tư sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Điều này giúp lý giải sự chênh lệch giàu nghèo gia tăng giữa người nắm giữ vốn và người lao động.

Công nghệ là một trong những lý do chính làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Hiện thu nhập của bộ phận lao động có trình độ cao tăng lên đáng kể, trong khi thu nhập của những bộ phận ở các trình độ thấp hơn hầu như không tăng kể từ năm 2000 đến nay. Thực tế này được cảm nhận rõ nhất ở các nước phát triển, như ở Đức và Anh, tăng trưởng tiền lương trì trệ nhất trong những năm qua. Hiện tượng này sẽ tiếp tục lan rộng hơn trong tương lai vì 3 lý do: i) Sự trỗi dậy của các cỗ máy thông minh cho phép năng suất lao động tăng lên cao, khiến một số người bị mất việc; ii) Trong thời đại số hóa, các doanh nhân có thể biến ý tưởng của họ thành các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa khổng lồ mà lại sử dụng rất ít lao động (như Google, Facebook…); iii) Các nhà máy đang dần thay thế công nhân bằng các robot, thúc đẩy tự động hóa trong sản xuất.

Khoảng cách thu nhập giữa người có trình độ cao và bộ phận lao động phổ thông không những là mối lưu tâm quan trọng mang đặc tính kinh tế gắn liền với cuộc CMCN 4.0 mà còn là mối lo lớn nhất trong lĩnh vực xã hội khi giai cấp trung lưu trên toàn thế giới ngày càng cảm thấy bất mãn và cho rằng xã hội bất công với họ. Một nền kinh tế mà người thắng cuộc được hưởng hết, tức là nền kinh tế dành ít cơ hội cho giai cấp trung lưu là nguyên nhân dẫn tới bất ổn và thờ ơ đối với chế độ dân chủ. Thái độ bất mãn có thể còn gia tăng bởi sự lan tràn của công nghệ số và thông tin do các phương tiện thông tin đại chúng loan tải. Hơn 30% người dân trên thế giới hiện đang sử dụng công cụ thông tin xã hội để kết nối, học tập và chia sẻ thông tin. Trong thế giới lý tưởng, những tương tác này sẽ cung cấp cơ hội cho việc tìm hiểu và cố kết các nền văn hóa khác nhau. Nhưng chúng cũng có thể còn tạo ra và truyền bá những mong đợi phi thực tế cho những cá nhân và những nhóm người khác nhau, cũng như tạo cơ hội cho người ta truyền bá những tư tưởng và ý thức hệ cực đoan.

Trong lịch sử, các cuộc CMCN trước đó đều xảy ra với bất bình đẳng gia tăng kéo theo hàng loạt những chuyển dịch lớn về chính trị cũng như thể chế. Có thể nói ở thời điểm hiện tại, các hệ thống chính trị, xã hội hay kinh doanh chưa thực sự sẵn sàng đón nhận làn sóng chuyển đổi mà cuộc cách mạng này sẽ mang lại, nhưng trong tương lai, những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu xã hội sẽ là điều tất yếu xảy ra.

3.4. Tăng tình trạng mất an ninh trên toàn cầu

Bên cạnh vai trò trung tâm của chính phủ trong thực hiện chính sách bị giảm dần do các công nghệ mới ngày càng tạo điều kiện cho người dân tham gia vào công việc của chính phủ, cuộc CMCN thứ tư còn ảnh hưởng sâu sắc đến bản chất của an ninh quốc gia và quốc tế, ảnh hưởng đến cả bản chất của các cuộc xung đột. Lịch sử của chiến tranh và an ninh quốc tế là lịch sử của đổi mới công nghệ và ngày nay cũng không phải là ngoại lệ. Những tiến bộ trong công nghệ sẽ có thể làm giảm quy mô hoặc tác động của chiến tranh, thông qua việc giới hạn phạm vi chiến tranh hoặc độ chính xác cao hơn trong tấn công mục tiêu. Tuy nhiên, khi quá trình này diễn ra và các công nghệ mới như vũ khí điều khiển từ xa, tội phạm mạng hoặc vũ khí sinh học trờ nên dễ dàng hơn để sử dụng, cá nhân và các nhóm nhỏ sẽ ngày càng có cơ hội tham gia vào các hoạt động chiến tranh và có khả năng gây tổn thất hàng loạt. Lỗ hổng mới này sẽ dẫn đến những lo ngại mới, thực sự là một nguy cơ đối với nhân loại, tạo ra một nhu cầu rất lớn về an ninh mạng.

Công nghiệp internet mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, tuy nhiên việc kết nối mọi thứ với internet cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thông tin lớn nhất. Công nghệ số càng phát triển thì tin tặc (hacker) cũng sẽ ngày càng tinh vi, phổ biến. Các mạng lưới tội phạm xuyên biên giới ngày càng được kết nối chặt chẽ hơn và hoạt động mạnh hơn trên toàn cầu. Các vụ tấn công, xâm nhập vào hệ thống mạng máy tính nhằm phá hoại, đánh cắp dữ liệu, thu thập thông tin của các cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, tổ chức chính trị, các ngành công nghiệp, kinh tế mũi nhọn, các hãng hàng không lớn của nhiều quốc gia… gia tăng liên tục. Thiệt hại trong các cuộc tấn công mạng hiện nay đều có chủ đích và gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn. Ước tính thế giới thiệt hại trung bình hơn 400 tỷ USD mỗi năm do tội phạm mạng gây ra. Trong đó, các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức hứng chịu tác động lớn nhất với thất thoát tổng cộng 200 tỷ USD/năm. Khoảng 40 triệu người Mỹ (15% dân số nước này, từng bị tin tặc đánh cắp thông tin cá nhân, trong khi các vụ rò rỉ thông tin khác ảnh hưởng đến 54 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ, 16 triệu người Đức và hơn 20 triệu người Trung Quốc. Việc tẩn công vào hệ thống mạng ngày càng gia tăng cho thấy, chúng ta vẫn chưa thực sự mạnh trong việc bảo vệ hệ thống mạng nói riêng và công nghệ thông tin nói chung. Trong năm 2014, các vụ tấn công mạng khiến các doanh nghiệp được khảo sát trong Báo cáo Doanh nghiệp Quốc tế (International Business Report — 1BR) của tổ chức tư vấn Grant Thomton International, thiệt hại khoảng 200 tỷ bảng Anh (tương đương 315 tỷ USD). Trong đó, thiệt hại của doanh nghiệp Châu Âu là 62,3 tỷ USD và Bắc Mỹ 61,3 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) là 81,3 tỷ USD. Một cuộc tấn công trực tuyến thành công sẽ tổn hại khoảng 1,2% doanh thu của doanh nghiệp. Báo cáo cũng cho thấy, chỉ có 52% trong số 2.500 doanh nghiệp được khảo sát tại 35 quốc gia có chiến lược an ninh mạng.

3.5. Phát triển thân thiện với môi trường

Về môi trường, cuộc CMCN lần thứ tư có tác động tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong trung hạn và dài hạn nhờ các ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường. Theo ước đoán thì nhu cầu năng lượng trong vòng 15 năm tới có thể giảm một nửa hoặc trên một nửa trong khi lợi suất đầu tư đạt 10% hoặc cao hơn nhờ ứng dụng các công nghệ mới. Việc tăng đầu tư cho kinh tế xanh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Các nhà nghiên cứu của đại học Berkeley ở California đi đến kết luận, nước Mỹ sẽ tạo được thêm 300.000 việc làm nếu 20% nhu cầu về năng lượng của Mỹ được đáp ứng bằng năng lượng tái sinh. Một hãng tư vấn hàng đầu của Đức ở Muy-ních dự báo đến cuối những năm hai mươi này số lao động ở Đức làm việc trong ngành công nghệ môi trường sẽ đông hơn so với lực lượng lao động trong ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô. Chương trình môi trường của UN dự tính đến năm 2020 đầu tư của toàn thế giới trong lĩnh vực năng lượng không có khí thải gây hiệu ứng nhà kính lên tới 1,9 nghìn tỷ USD. Đây là vốn khởi điểm đối với một cấu hình mới toàn diện của nền công nghiệp toàn cầu. Trong lĩnh vực điện, việc giảm lượng khí thải có trị giá 867 tỷ USD vào năm 2025 sẽ được hoàn thành thông qua việc áp dụng các công nghệ số.

Theo tính toán, chỉ cần đầu tư khoảng 1,25% GDP toàn cầu vào nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành và phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm cả nhiên liệu sinh học thế hệ hai, mức độ tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới có thể giảm đi 36% vào năm 2030 và lượng khí CO2 thải ra hàng năm sẽ giảm từ 30,6 tỷ tấn năm 2010 xuống 20 tỷ tấn năm 2050. Thêm vào đỏ, nhờ vào nông nghiệp xanh, kịch bản kinh tế xanh ước tính có thể giảm nồng độ khí CO2 nhà kính xuống 450ppm vào năm 2050, một mức độ được cho là hợp lý và đủ để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở ngưỡng 2°C.

 Lời kết

Gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, cuộc CMCN lần thứ tư đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tìm kiếm phương thức sản xuất mới hiệu quả, bền vững hơn trước những thách thức như biến đổi khí hậu, già hóa dân số hay các vấn đề an ninh khác ngày càng tăng lên. Cuộc cách mạng này đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, làm thay đổi căn bản cách sống, làm việc và sản xuất, dẫn tới những điều chỉnh quan trọng và sâu sắc trong suy nghĩ và chính sách của các lĩnh vực tại nhiều quốc gia khác nhau.

Bên cạnh các cơ hội phát triển và hội nhập mà cuộc CMCN lần thứ tư mang lại thì nó cũng đặt ra nhiều thách thức mới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Ngoài nguy cơ tụt hậu đối với những nước chậm tham gia quá trình này, một trong những thách thức lớn có thể xảy ra là tăng khoảng cách bất bình đẳng; làm rối loạn thị trường lao động do dư thừa lao động kỹ năng thấp; hay ảnh hưởng sâu sắc tới vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế, tăng khả năng xảy ra xung đột…

Do vậy, Việt Nam cần phải có những hành động và mục tiêu ngay cho những thay đổi ngắn hạn, đồng thời đổi mới mạnh mẽ về tư duy, sáng suốt trong việc nhận định đâu sẽ là xu thế của thời đại quyết tâm cao nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo xu hướng của cuộc CMCN lần thứ tư. Có như vậy, Việt Nam mới có thể tận dụng được những cơ hội lớn để phát triển, và giảm những nguy cơ thách thức do cuộc CMCN lần thứ tư mang lại./.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Bemard Marr (2016): Why Everyone Must Get Ready For The 4lh Industrial Revolution. 5, 2016. http://www.forbes.com
  2. Công nghiệp 4.0. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 3/2015
  3. CSIS (2014): Net Losses: Estimating the Global Cost of Cybercrime. Economic Impact of Cybercrime. Center for Strategic and International Studies (CSIS). June 2014.
  4. Kinh nghiệm quốc tế về thúc đy tăng trưởng xanh và thực tiễn tại Việt Nam. Bàn tin Kinh tể sổ 17/2014 – Vụ Tổng hợp Kinh tế – Bộ Ngoại giao.
  5. Klaus Schwab (2016): The Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum. Switzeland.
  6. Lovelock, Christopher and Jochen Wirtz (2007): Macro Trend in Global Economy: The Role of B2B Services. Frontiers in Services Conference. San Francisco. October, 4-7, 2007.
  7. Martin Ford (2015); Rise of the Robots: Technology and The Threat of A Jobless Future. Basic Books, New York.
  8. Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Mạnh Hùng (2008): Phát triển ngành dịch vụ: xu hưng và kinh nghiệm quốc tế. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
  9. OECD (2016): Automation and Independent Work in a Digital Economy, May 2016.
  10. Phil Muncaster (2015): Global Cybercrime Costs USD 315 bn – Infosecurity Magazine, 24 Sep 2015.
  11. Samuel Greengard (2015): The Internet o/Thing. Massachusett Institute of Technology Press.
  12. Shawn DuBravac (2015): Internet of Thing: Evolution or Revolution?American International Group (AIG).
  13. The ThirdIndustrial Revolution. The Economist, Apr. 21st
  14. Trương Quang Học, Hoàng Văn Thắng (2014): Kinh tế xanh – Con đường phát triển bền vững trong bối cảnh biển đi toàn cầu. Tạp chí Môi trường, Chuyên đề Tăng trưởng xanh, 2014.
  15. Vũ Đình Cự, Trần Xuân sầm (2006): Lực lượng sn xuất mới và kinh tế tri thức. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – 2006, tr. 190.

16. WEF (2016): The Future ofJobs, January 2016

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here