Nâng cao Năng lực cạnh tranh và Phát triển bao trùm trong bối cảnh CMCN_4

0
277
Hội thảo “Năng lực cạnh tranh và phát triển bao trùm trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Hội thảo “Năng lực cạnh tranh và phát triển bao trùm trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Đó là Tên Hội thảo do Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa tổ chức tại Hà Nội. Tại Hội thảo “Năng lực cạnh tranh và phát triển bao trùm trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, các đại biểu, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước đã cùng đóng góp, đưa ra các giải pháp để Việt Nam có thể vượt qua các thách thức, tận dụng cơ hội và bứt phá, tiến nhanh một cách toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bao trùm, mang lại lợi ích cho cho đại đa số người dân  trong cuộc CMCN 4.0

4 thách thức của Việt Nam trong CMCN-4

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với trung tâm là một thế giới siêu kết nối số đang làm thay đổi nhanh chóng và sâu rộng cuộc sống, hành vi của mỗi người dân, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và phát sinh ra những mô hình, cách thức kinh doanh mới mà ở đó cộng đồng thu nhập thấp cũng có khả năng tham gia và có cơ hội hưởng lợi trực tiếp từ những thành quả mà cuộc Cách mạng này mang lại. Phó Thủ tướng cho rằng các nước đang phát triển hoàn toàn có thể bắt kịp các quốc gia phát triển nếu biết tiếp cận cuộc CMCN 4.0 một cách phù hợp và biết tạo ra sự khác biệt.

Phó Thủ tướng đánh giá Việt Nam có những lợi thế nhất định để đón bắt các cơ hội và lợi ích của CMCN 4.0 như có lực lượng lao động trẻ, ngày càng được tiếp cận giáo dục có chất lượng cao hơn, tỷ lệ tiếp cận Internet cao, khả năng ngoại ngữ được cải thiện, có nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng trong một khu vực phát triển năng động. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho rằng CMCN 4.0 đặt ra nhiều thách thức về nâng cao năng lực tranh và phát triển bao trùm cho Việt Nam như thay đổi mô hình kinh doanh, tự động hóa sẽ tác động tới các lĩnh vực, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, xu hướng phân hoá xã hội có thể diễn ra mạnh mẽ hơn khi sự phổ cập của công nghệ số đặt ra nguy cơ tụt hậu cho những cộng đồng không nắm bắt được cơ hội…

Phó Thủ tướng khẳng định, từ góc độ là một chính phủ kiến tạo, Chính phủ Việt Nam thường xuyên đối thoại, hợp tác chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia trong và ngoài nước để hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo cơ chế, chính sách khuyến khích hệ sinh thái khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp dựa trên khoa học công nghệ ở Việt Nam; tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng kết nối số bao gồm hạ tầng cứng giúp mọi cá nhân, mọi thiết bị, cảm biến được kết nối mọi lúc, mọi nơi, an toàn, với tốc độ cao, theo thời gian thực; và hạ tầng mềm bao gồm những vấn đề như các qui chuẩn, tiêu chuẩn, qui định pháp lý về giao dịch số, chữ ký số, thanh toán điện tử, các dịch vụ công nghệ tài chính (Fintech), sở hữu trí tuệ. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc thúc đẩy số hóa trong lĩnh vực quản trị công, coi đây là điều kiện tiên quyết để đạt được một tầm nhìn thống nhất về chính phủ điện tử (e-government) với các công dân điện tử (e-citizen) trong một nền kinh tế kết nối số.

Phó Thủ tướng đề nghị các chuyên gia, học giả và doanh nghiệp tham dự Hội thảo cùng đóng góp, đưa ra các giải pháp để Việt Nam có thể vượt qua các thách thức, tận dụng cơ hội và bứt phá, tiến nhanh một cách toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bao trùm, mang lại lợi ích cho cho đại đa số người dân  trong cuộc CMCN 4.0.

Tuy nhiên, Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức về năng lực cạnh tranh và phát triển bao trùm đối với Việt Nam. Phó Thủ tướng đã chỉ ra 4 thách thức:

Thứ nhất, thay đổi mô hình kinh doanh, tự động hóa, gây ra xáo trộn, chuyển dịch thay thế lao động quy mô lớn

Thứ hai, xu hướng phân cực dự kiến sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thị trường lao động, tạo ra những thách thức lớn, đòi hỏi lực lượng lao động chất lượng cao, có khả năng thích ứng nhanh và năng lực đổi mới sáng tạo.

Thứ ba, sự phổ cập của công nghệ số sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân ở từng vùng miền. Nhưng đồng thời cũng đặt ra nguy cơ tụt hậu đói với những người không may mắn nắm bắt được cơ hội.

Thứ tư, những mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số xuyên quốc gia đăt ra vấn đề về nghia vụ tài chính, cạnh tranh công bằng mà câu chuyện gần đây về taxi truyền thống và taxi công nghệ là một ví dụ điển hình.

Yêu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bao trùm trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0 là một yêu cầu cấp thiết đối với cả nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay; mong muốn thông qua việc thực hiện Thoả thuận hợp tác với Việt Nam, WEF sẽ chia sẻ với Việt Nam những nhận thức mới, các phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm và thực tiễn tốt trên thế giới về cải thiện năng lực cạnh tranh, bảo đảm phát triển bao trùm trong điều kiện CMCN 4.0, đồng thời đưa ra các tư vấn, khuyến nghị chính sách cho Việt Nam để chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm tranh thủ tốt nhất cơ hội và lợi ích của CMCN 4.0.

Đánh giá Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong tăng trưởng kinh tế, cải thiện sức cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển, tiến bộ xã hội. Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của WEF Justin Wood còn cho rằng Việt Nam hiện có nhiều cơ hội mới để phát triển nhanh, song cũng gặp thách thức lớn hơn do tác động sâu sắc của CMCN 4.0, mà nếu không vượt qua được các thách thức này, thì Việt Nam có nguy cơ  bị mắc kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình”… Các chuyên gia của WEF đã chia sẻ, cập nhật phương pháp mới nhất của WEF về đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bao trùm; nhấn mạnh WEF đã tích hợp nhiều cách tiếp cận, khái niệm và chỉ số mới vào đánh giá năng lực cạnh tranh để thích ứng với bối cảnh CMCN 4.0, mà WEF gọi là chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0). Bộ chỉ số này có tới 67% các chỉ số là chỉ số mới, được WEF hoàn thành xây dựng tháng 9/2017, trong đó nhấn mạnh vào yếu tố con người, năng lực đổi mới, sáng tạo.

Thảo luận tại Hội thảo, các chuyên gia, học giả và doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã nêu nhiều ý kiến, ý tưởng về thực trạng, cơ hội, thách thức và các biện pháp  nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm phát triển bao trùm trong điều kiện CMCN 4.0, trong đó có nhiều ý kiến, ý tưởng có giá trị về phát triển giáo dục, đào tạo, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về khuyến khích đổi mới, sáng tạo, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ số…

Hội thảo là hoạt động chính thức khởi động việc triển khai Thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và WEF về “Phát triển nền kinh tế tự cường trước tương lai” được ký nhân dịp Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị thường niên WEF tại Davos, Thụy Sĩ, tháng 1/2017.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here