EU tăng gấp đôi tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam

0
20
Theo quy định của EU, cứ 6 tháng 1 lần, Nghị viện châu Âu sẽ họp và xem xét đánh giá tần suất kiểm tra biên giới đối với nông sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc phi động vật của nước thứ ba nhập khẩu vào EU. (Ảnh: C.Tuệ)

Đối với sầu riêng, do không tuân thủ các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, căn cứ Điều 5 và Điều 6 của Quy định (EU) 2019/1793, EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra tại biên giới từ 10% lên 20%.

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) vừa có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội Rau quả Việt Nam về việc sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba vào EU.

Cụ thể, ngày 19/12/2024, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được thông báo số G/SPS/N/EU/804 từ Ban thư ký Ủy ban SPS/WTO về việc Liên minh châu Âu thông báo Quy định (EU) 2024/3153 ban hành ngày 18/12/2024 sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa từ một số nước thứ ba vào Liên minh châu Âu, thực hiện Quy định (EU) 2017/625 và (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu. Quy định có liên quan đến sản phẩm nông sản thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào EU.

Cụ thể, đối với sầu riêng, do không tuân thủ các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, căn cứ Điều 5 và Điều 6 của Quy định (EU) 2019/1793, EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra tại biên giới từ 10% lên 20%.

Nhiều hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư cao trên sầu riêng như: Carbendazim, Fipronil, Azoxystrobin, Dimethomorph, Metalaxyl, Lambda-cyhalothrin, Acetamiprid. Các hoạt chất này được EU quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phép (MRL) từ 0,005 – 0,1 mg/kg, song sầu riêng Việt Nam có mức vi phạm từ 0,021 – 6,3 mg/kg.

Đối với quả thanh long, ớt và đậu bắp, EU giữ nguyên tần suất kiểm tra tại biên giới, cụ thể: thanh long 30%, ớt 50%, đậu bắp 50%. Ba sản phẩm này khi nhập khẩu vào EU phải kèm theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, việc EU tăng hay giảm tần suất kiểm tra biên giới đối với mặt hàng nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của các nước thứ ba là hoạt động thường xuyên theo quy định của bạn.

Theo quy định của EU, cứ 6 tháng 1 lần, Nghị viện châu Âu sẽ họp và xem xét đánh giá tần suất kiểm tra biên giới đối với nông sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc phi động vật của nước thứ ba nhập khẩu vào EU.

Không chỉ có nông sản, thực phẩm của Việt Nam, nhiều mặt hàng nông sản của các nước khác cũng áp dụng tương tự.

Ví dụ, trong danh sách EU đưa vào Phụ lục I các sản phẩm phải chịu biện pháp kiểm soát chính thức, ngoài sầu riêng của Việt Nam còn có đậu ván/đậu cô ve của Bangladesh (tần suất 20%), lá nho từ Ai Cập (tần suất 20%), chanh dây từ Thái Lan (tần suất 10%),…

Như vậy có thể thấy quy định đánh giá 6 tháng một lần này áp dụng cho tất cả các quốc gia khi có nông sản, thực phẩm có nguồn gốc phi động vật nhập khẩu vào EU.

EU tuy không phải là thị trường quan trọng nhất của mặt hàng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đây lại là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2023. Theo Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 11/2023, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đạt gần 2,2 tỉ USD, tăng 4,8 lần so với cùng kỳ 2022. Ngoài Trung Quốc, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam vào EU tăng mạnh nhất. Cụ thể, xuất khẩu sầu riêng tươi sang Cộng hòa Czech tăng hơn 28.000%, đứng thứ 4 trong số những nước nhập khẩu nhiều sầu riêng nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang Pháp tăng 32%.

Năm 2023, Việt Nam chỉ có 67 cảnh báo, giảm 5 cảnh báo so với cùng kỳ năm 2022. Về sầu riêng, sáu tháng cuối năm 2023, Việt Nam chỉ có 3 lô hàng sầu riêng hơn 1 tấn vi phạm quy định của EU, nên đây là một trong những lý do sầu riêng bị EU đưa vào diện kiểm soát.

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt mức cao kỷ lục 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2023, xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 18,6 tỷ USD , tăng 53,1%.

Đây là kết quả của quá trình nỗ lực chuyển đổi tư duy, chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, chuyển đổi xanh; là kết quả của quá trình đàm phán, mở cửa thị trường cho nhiều loại nông sản chủ lực, điển hình như sầu riêng, dừa, tổ yến…

Hải An

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here