Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á, với tiềm năng đầy hứa hẹn

0
156
Trong khu vực ASEAN, Việt Nam nổi bật với vị thế như một cửa ngõ vào khu vực. (Nguồn: Người Lao động)

Ngân hàng UOB vừa tổ chức Hội nghị khu vực thường niên “Gateway to ASEAN” (Tạm dịch: Cửa ngõ vào ASEAN) năm 2024. Hội nghị được tổ chức với chủ đề “ASEAN – Cửa ngõ hội nhập kinh tế thế giới”.

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam nổi bật với vị thế như một cửa ngõ vào khu vực. (Nguồn: Người Lao động)

Tại Hội nghị, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho hay, định hướng xuyên suốt, nhất quán của Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh luôn theo đuổi xu hướng hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng cùng phát triển với các đối tác. Trong khu vực ASEAN, có Việt Nam được khẳng định là khu vực phát triển nhanh nhất của nền kinh tế toàn cầu, tiếp tục là động lực lực tăng trưởng kinh tế thế giới.

“Việt Nam nói chung, TP. Hồ Chí Minh nói riêng đang nỗ lực bắt kịp các xu hướng phát triển chung của thế giới và khu vực về phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế xanh… TP. Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác đến đầu tư, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh tại thành phố”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Hiện nay, thành phố đang nỗ lực hoàn thiện hạ tầng giao thông, nhất là kết nối liên vùng, khu vực Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với đó, Hiện Tp. Hồ Chí Minh đang thừa hưởng, tạo điều kiện để phát triển một cơ chế chính sách đặc thù để thu hút các nhà đầu tư chiến lược như các chính sách phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo, tài chính quốc tế, công nghệ cao như công nghệ thông tin, vật liệu mới, năng lượng sạch, bán dẫn, chip điện từ…

Còn theo ôWee Ee Cheong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Singapore cho rằng, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á với tiềm năng đầy hứa hẹn. Với các yếu tố vĩ mô thuận lợi như dân số trẻ, lao động lành nghề và tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Mặt khác, Việt Nam được hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và các hiệp định thương mại tự do; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng mạnh, đạt mức kỷ lục trong thời gian qua. Cùng với đó, Việt Nam cũng là thị trường sản xuất thiết bị điện tử quan trọng của thế giới.

Về vị trí và vai trò của Việt Nam trong ASEAN, các chuyên gia kinh tế nhận thấy, sau căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và đại dịch Covid- 19, đã có sự thay đổi đáng kể hướng tới khả năng phục hồi, đa dạng hóa và an ninh của chuỗi cung ứng. Đã có sự dịch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia gần đã thách thức vị thế của Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Theo đó, Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi ít nhiều từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam đang thu hút các khoản đầu tư lớn trên các lĩnh vực khác nhau; trong đó, ngành chế biến và sản xuất vẫn là ngành chủ đạo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam, thu hút hơn 72% tổng vốn đầu tư vào năm 2023.

Điều này phù hợp với xu hướng lâu nay là Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng cho sản xuất do chi phí lao động cạnh tranh, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển và chính sách thân thiện với doanh nghiệp.

Về mặt lao động, thị trường việc làm của Việt Nam đã có những diễn biến tích cực vào năm 2023, với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2,28%. Lực lượng lao động cũng tăng lên 52,4 triệu người, cho thấy nguồn lao động dồi dào tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Victor Ngo, Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam, trong khu vực ASEAN, Việt Nam nổi bật với vị thế như một cửa ngõ vào khu vực. Vị trí chiến lược, dân số đông và trẻ, cùng các chính sách thân thiện với doanh nghiệp làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn khai thác tiềm năng tăng trưởng của ASEAN.

Khánh Ly

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here