Ấn Độ-Nhật Bản “bắt tay” phát triển chuỗi cung ứng chất bán dẫn ở Nam Á

0
53
(Nguồn: bkaii.com)

Bán dẫn trở thành một ngành công nghiệp chiến lược quan trọng của nhiều quốc gia với nhiều chính phủ và công ty đầu tư mạnh mẽ, cạnh tranh và hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, để duy trì khả năng cạnh tranh và luôn dẫn đầu so với các đối thủ khác trong đổi mới.

dự báo, chuỗi cung ứng chip toàn cầu sẽ trở lại bình thường vào cuối năm 2023 và phục hồi hoàn toàn vào năm 2024. (Nguồn: bkaii.com)

Theo bài phân tích của Moderndiplomacy.eu, mối quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản đã vượt qua “bài kiểm tra về độ tin cậy” và cũng mang theo di sản liên kết cũ một cách tích cực. Những năm qua, cả hai quốc gia khẳng định cam kết đối với các vấn đề toàn cầu và phạm vi hợp tác từ văn hóa, khoa học và công nghệ đến kinh tế, quân sự mang lại chiều sâu cho quan hệ giữa hai nước.

Nghiên cứu phát triển chất bán dẫn có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu ngày nay. Trong năm 2022, ngành công nghiệp này đã tạo ra doanh thu 574,1 tỷ USD, cung cấp việc làm cho lao động nhiều nước trong các giai đoạn phát triển khác nhau, từ thiết kế đến phân phối trên toàn thế giới. Nó trở thành một ngành công nghiệp chiến lược quan trọng của nhiều quốc gia với nhiều chính phủ và công ty đầu tư mạnh mẽ, cạnh tranh và hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, để duy trì khả năng cạnh tranh và luôn dẫn đầu so với các đối thủ khác trong đổi mới.

Một chuỗi cung ứng chất bán dẫn (chip) hoàn chỉnh đi từ khâu thiết kế và phát triển đến chế tạo rồi thử nghiệm, lắp ráp và phân phối. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng đang được nhiều quốc gia theo dõi chặt chẽ để giảm thiểu những tác động dây chuyền có thể xảy ra trong ngành này và các ngành liên quan. Đáng lưu ý, bất kỳ sự kiện địa chính trị nào cũng có khả năng làm gián đoạn hơn nữa chuỗi cung ứng chip.

Do khả năng cung cấp chip vẫn ở mức thấp. Theo dự báo, chuỗi cung ứng chip toàn cầu sẽ trở lại bình thường vào cuối năm 2023 và phục hồi hoàn toàn vào năm 2024. Với vai trò ngày càng tăng của chất bán dẫn trong địa chính trị công nghệ toàn cầu, giảm thiểu sự thống trị của một số quốc gia thế mạnh, tháng 7/2023, Ấn Độ và Nhật Bản đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoC) “Quan hệ đối tác chuỗi cung ứng chất bán dẫn Nhật Bản-Ấn Độ”, để mở rộng hợp tác trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn.

Việc ký MoC giữa Ấn Độ và Nhật Bản được coi là một động thái quan trọng và chiến lược nhằm chống lại sự gián đoạn chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Khi Quan hệ Đối tác Chiến lược đặc biệt và Toàn cầu Ấn Độ-Nhật Bản xác định rõ nhất mối quan hệ bền chặt giữa cả hai quốc gia, hai nước có chung nhận thức về mối đe dọa có thể phát sinh về địa chính trị ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp chip.

Chất bán dẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong ngành công nghệ, việc khám phá và ứng dụng các thành phần như graphene, điện toán lượng tử và sử dụng mạch quang tử sẽ thúc đẩy hơn nữa ứng dụng bán dẫn trong những năm tới. Sự hợp tác giữa hai quốc gia Nam Á nhằm giải quyết các khía cạnh thách thức vốn có, thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và giữa chính phủ với chính phủ với mục đích mang lại khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn.

Ước tính của tập đoang McKinsey cho biết, ngành công nghiệp bán dẫn sẽ trở thành ngành công nghiệp trị giá 1.000 tỷ USD vào năm 2030. McKinsey lập luận rằng ngành này sẽ tăng trưởng trung bình từ 6 đến 8% mỗi năm cho đến năm 2030. Do đó, sự biến động trong ngành sẽ chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc, đẩy các quốc gia khác vào tình thế không mong muốn.

Trên khắp thế giới, các “gã khổng lồ” điện tử đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng và Ấn Độ nằm trong tầm ngắm. Khi Ấn Độ đặt mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn, một vị trí trong chuỗi cung ứng và trở thành thị trường điện tử trị giá 1.000 tỷ USD, nước này cần có mối quan hệ đối tác công nghệ mạnh mẽ và đáng tin cậy với các quốc gia có cùng chí hướng. Sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp bán dẫn và các kế hoạch của Ấn Độ đang phù hợp, và do đó MoC của Ấn Độ với Mỹ và Nhật Bản cần được củng cố và đảm bảo.

Theo MoC, Ấn Độ đang nỗ lực xây dựng một ngành công nghiệp bán dẫn có khả năng phục hồi cao mà sự hợp tác với Nhật Bản là vô cùng phù hợp. Vì hợp tác trong sản xuất, nghiên cứu thiết bị, thiết kế, phát triển nhân tài và cung cấp. Với sứ mệnh bán dẫn của Ấn Độ đang tiến triển với tốc độ nhanh, Ấn Độ cho rằng sự hợp tác với Nhật Bản làm nổi bật niềm tin ngày càng tăng của thế giới vào khả năng và cam kết của Ấn Độ trong việc xây dựng một hệ sinh thái bán dẫn toàn diện.

Nhật Bản sẽ đầu tư 35,9 tỷ USD vào Ấn Độ vào năm 2027 và trong tương lai gần, sự hợp tác như vậy có thể giúp tăng cường hợp tác về thiết bị và công nghệ quốc phòng. Cụ thể, công ty Micron Technology sẽ đầu tư 2,75 tỷ USD và thành lập một đơn vị bán dẫn ở Ấn Độ. Trong khi, công ty Vật liệu ứng dụng đầu tư 400 triệu USD và thành lập một trung tâm hợp tác nghiên cứu và phát triển. Đổi lại, Ấn Độ đưa ra gói ưu đãi tài chính trị giá 10 tỷ USD để hỗ trợ 50% chi phí dự án ở Ấn Độ.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar chia sẻ vai trò của Nhật Bản trong nhiều dự án đầy tham vọng của Ấn Độ như Maruti, Metro, đường sắt cao tốc cũng như các công nghệ quan trọng và mới nổi là đáng khen ngợi. Ấn Độ coi Nhật Bản là đối tác tự nhiên. Vào ngày 25/10, sau khi Chính phủ Ấn Độ phê duyệt MoC, Đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ Hiroshi Suzuki đã hoan nghênh sự chấp thuận và gọi đây là một bước quan trọng tăng cường mối quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản, thúc đẩy hợp tác để tạo ra chuỗi cung ứng chip linh hoạt.

Thủ tướng Ấn Độ Modi cho rằng MoC sẽ tạo ra cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực CNTT, mở rộng hợp tác song phương trong hệ sinh thái điện tử và tăng cường chuỗi cung ứng chip. Đồng thời MoC sẽ hỗ trợ Chương trình Semicon Ấn Độ 2021, chương trình đóng vai trò then chốt trong việc tài trợ, hỗ trợ và phát triển năng lực của Ấn Độ trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn.

Ngoại trưởng Nhật Bản, Yōko Kamikawa nhấn mạnh cần phải tăng cường hơn nữa hợp tác giữa cả hai quốc gia để phát triển “Quan hệ đối tác toàn cầu và chiến lược đặc biệt Nhật Bản-Ấn Độ”. Vì Ấn Độ và Nhật Bản đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và loại bỏ mọi trở ngại trong phát triển cơ sở hạ tầng để cùng nhau thiết lập ngành công nghiệp bán dẫn kiên cường ở Ấn Độ và đạt được “Sứ mệnh bán dẫn Ấn Độ” cũng như thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực công nghệ.

Tình trạng hiện tại của thế giới mang đến cho Ấn Độ một cơ hội và sử dụng với ý nghĩa địa chính trị, để thúc đẩy các ngành công nghệ với sự hỗ trợ từ Nhật Bản. Bên cạnh một MoC với Nhật Bản, trong năm qua, Ấn Độ cũng đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với Liên minh châu Âu (EU) về một hệ sinh thái bán dẫn có khả năng phục hồi. Xét thấy, sự hợp tác của Ấn Độ với Mỹ, Nhật Bản và bây giờ là EU phản ánh sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành công nghiệp bán dẫn và điện tử toàn cầu.

Tiến Hiến

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here