Tháo gỡ nút thắt logistics, khơi thông luồng hàng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

0
37
Khi luồng hàng hải Định An - Cần Thơ được khơi thông sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong Vùng. Ảnh: Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ)
Khi luồng hàng hải Định An – Cần Thơ được khơi thông sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong Vùng. Ảnh: Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ)

Chưa tương xứng tiềm năng

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu và 70% các loại trái cây cả nước.

Trong vùng có hệ thống sông dài 28.000 km; trong đó, 23.000 km có khả năng khai thác vận tải thủy, có 2 tuyến đường thủy huyết mạch từ thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Giang, Cà Mau và kênh Quan Chánh Bố (tỉnh Trà Vinh) cho tàu tải trọng lớn ra vào sông Hậu; có 5 tuyến hành lang đường bộ nối Đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ và cả nước cùng hệ thống cảng trải dài dọc trên sông Hậu, sông Tiền…

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023 vừa tổ chức cuối tuần qua tại TP. Cần Thơ, các chuyên gia và nhà quản lý có chung nhận định, tiềm năng và nhu cầu về dịch vụ logistics là rất lớn, nhưng hiện nay hạ tầng và năng lực của ngành dịch vụ logistics tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hạn chế, chưa đóng góp được nhiều cho sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

Theo ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), điểm nghẽn lớn nhất đối với phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long chính là hệ thống logistics (chi phí chiếm đến 30% giá thành), do thiếu tính liên kết đồng bộ, cơ sở hạ tầng không đáp ứng nhu cầu thực tế.

Cụ thể, thiếu hệ thống cảng biển, nhất là cảng nước sâu cho tàu vận chuyển container xuất khẩu, thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh, thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng, đơn vị kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếu xạ đạt chuẩn…

Vì vậy, phần lớn các dịch vụ logistics chỉ dừng lại ở từng hoạt động riêng lẻ nên thường gây ra chậm trễ, chi phí phát sinh cao.

Ông Lê Quang Trung đưa ra số liệu, tại 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long có 1.461 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chiếm khoảng 4,39% cả nước, trong đó, doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp rất hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp.

Cùng quan điểm trên, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động phát triển logistics tại thành phố và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đó là, về đường bộ, vẫn còn các tuyến cao tốc trục dọc, trục ngang và các tuyến đường tỉnh, đường trục chính đô thị quan trọng đang trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng. Về đường thủy nội địa, phần lớn các cảng, bến thủy nội địa có quy mô vừa và nhỏ, chưa có cảng tổng hợp hành khách, hàng hóa quy mô cấp vùng.

Về đường biển, cụm cảng biển Cần Thơ chưa khai thác hiệu quả do hệ thống kho bãi, hậu cần logistics chưa được đầu tư đồng bộ, luồng cho tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu đạt mức nước độ sâu khai thác cho tàu tải trọng từ 10.000 đến 20.000 tấn.

Đặc biệt, các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối TP. Cần Thơ với vùng và quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics còn cao, chi phí vận tải chiếm 30 đến 40% giá thành sản phẩm. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh dịch vụ, hàng hóa của các doanh nghiệp Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Tháo gỡ nút thắt

Để thúc đẩy phát triển logistics Đồng bằng sông Cửu Long, khơi thông luồng hàng nông sản, ông Lê Quang Trung đã nêu các giải pháp cần thực hiện. Theo ông, trước tiên, cần tăng cường và cải thiện cơ sở hạ tầng logistics (kho bãi và vận chuyển) theo hướng chuyên môn hóa các công đoạn.

Đồng thời, xây dựng và phát triển mạng lưới cung ứng và dịch vụ logistics cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm kết nối vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhanh nhất, chi phí thấp hơn.

Bên cạnh đó, cần tranh thủ chủ trương, chính sách về liên kết vùng để tạo sự kết nối thực chất về nguồn hàng và hoạt động logistics.

Ông Lê Quang Trung đưa ra số liệu, tại 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long có 1.461 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chiếm khoảng 4,39% cả nước, trong đó, doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp rất hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp.

Cùng quan điểm trên, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động phát triển logistics tại thành phố và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đó là, về đường bộ, vẫn còn các tuyến cao tốc trục dọc, trục ngang và các tuyến đường tỉnh, đường trục chính đô thị quan trọng đang trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng. Về đường thủy nội địa, phần lớn các cảng, bến thủy nội địa có quy mô vừa và nhỏ, chưa có cảng tổng hợp hành khách, hàng hóa quy mô cấp vùng.

Về đường biển, cụm cảng biển Cần Thơ chưa khai thác hiệu quả do hệ thống kho bãi, hậu cần logistics chưa được đầu tư đồng bộ, luồng cho tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu đạt mức nước độ sâu khai thác cho tàu tải trọng từ 10.000 đến 20.000 tấn.

Đặc biệt, các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối TP. Cần Thơ với vùng và quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics còn cao, chi phí vận tải chiếm 30 đến 40% giá thành sản phẩm. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh dịch vụ, hàng hóa của các doanh nghiệp Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Tháo gỡ nút thắt

Để thúc đẩy phát triển logistics Đồng bằng sông Cửu Long, khơi thông luồng hàng nông sản, ông Lê Quang Trung đã nêu các giải pháp cần thực hiện. Theo ông, trước tiên, cần tăng cường và cải thiện cơ sở hạ tầng logistics (kho bãi và vận chuyển) theo hướng chuyên môn hóa các công đoạn.

Đồng thời, xây dựng và phát triển mạng lưới cung ứng và dịch vụ logistics cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm kết nối vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhanh nhất, chi phí thấp hơn.

Bên cạnh đó, cần tranh thủ chủ trương, chính sách về liên kết vùng để tạo sự kết nối thực chất về nguồn hàng và hoạt động logistics.

Phó Chủ tịch VLA gợi ý nghiên cứu mở thêm tuyến giao thông đường thủy kết nối Đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia và khu vực Cái Mép – Thị Vải sẽ tạo thuận lợi lớn cho việc xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực đến thẳng châu Âu và Hoa Kỳ như thủy hải sản, nông sản,…

Với định hướng phát triển Cần Thơ trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, địa phương này đang triển khai đồng bộ các giải pháp để giải quyết những hạn chế, tồn tại nêu trên.

Theo đó, quy hoạch TP. Cần Thơ có 3 trung tâm phát triển logistics phục vụ chung cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Trung tâm logistics hạng II gắn với cảng Cái Cui theo quy hoạch phát triển Trung tâm logistics của cả nước; Cụm cảng và logistics hậu cảng, khu công nghiệp Thốt Nốt nhằm hỗ trợ cho cụm Công nghiệp VSIP Vĩnh Thạnh; Trung tâm logistics chuyên dụng hàng không kết nối với Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.

Đồng thời, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, tăng cường tính liên kết, kết nối với khu vực. Về đường hàng không, nâng cấp mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, xây dựng các công trình thiết yếu của Cảng hàng không để nâng công suất vận chuyển hành khách đạt 7 triệu hành khách/năm, hàng hóa đạt 250,000 tấn/năm.

Về đường bộ, tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác 3/3 trục đường bộ cao tốc qua địa bàn thành phố.

Về đường biển, thành phố đã thành lập Tổ công tác đối với chính sách về Dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An – Cần Thơ để tàu trọng tải 10.000 tấn – 20.000 tấn vào cảng Cần Thơ theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11/2/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ.

Ông Trần Việt Trường cũng cho biết, Thành phố phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ.

Đây là 2 dự án được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng trong việc tháo gỡ nút thắt, khơi thông điểm nghẽn logistics, tạo động lực phát triển cho TP. Cần Thơ và các địa phương trong Vùng.

(Trúc Giang/báo đầu tư)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here