Hãng tin AP: Kế hoạch 15,5 tỷ USD chuyển đổi sang năng lượng sạch cho Việt Nam sẽ được công bố tại COP28

0
84
Bối cảnh năng lượng tương lai của ASEAN sẽ dựa vào các hành động, chính sách và đầu tư của ngày hôm nay nhằm chuyển đổi hệ thống năng lượng dựa vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch vốn đang chiếm ưu thế hiện nay thành một hệ thống năng lượng sạch hơn.

Sau nhiều tháng phối hợp làm việc với các bộ, ngành của Việt Nam nhằm vạch ra chi tiết về việc sử dụng khoản cam kết 15,5 tỷ USD chuyển đổi sang năng lượng sạch cho Việt Nam, kế hoạch chung cuộc được hoàn tất vào ngày 24/11.

Bối cảnh năng lượng tương lai của ASEAN sẽ dựa vào các hành động, chính sách và đầu tư của ngày hôm nay nhằm chuyển đổi hệ thống năng lượng dựa vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch vốn đang chiếm ưu thế hiện nay thành một hệ thống năng lượng sạch hơn.

Ngày 24/11, AP dẫn lời Tham tán Đại sứ quán Anh tại Việt Nam phụ trách vấn đề Biến đổi khí hậu Mark George cho biết, một kế hoạch về cách sử dụng 15,5 tỷ USD để chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn cho Việt Nam vừa hoàn tất và sẽ được công bố chính thức tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai vào tuần tới.

Ông Mark George thừa nhận đây là một mốc quan trọng trong lĩnh vực này cho Việt Nam, nhưng không nêu chi tiết của kế hoạch.

Anh là đồng chủ tịch của nhóm 9 nước công nghiệp phát triển đã đồng ý cung cấp 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chấm dứt tình trạng lệ thuộc vào điện than và nhanh chóng chuyển đổi sang năng lượng tái tạo theo chương trình Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JEPT).

Bốn nhóm được ưu tiên nhận khoản hỗ trợ 15,5 tỷ USD gồm: Nhóm dự án thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; đóng góp thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nhóm thứ hai là các dự án có lợi ích kinh tế – xã hội rõ ràng cho cộng đồng, doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi. Tiếp theo là nhóm dự án có tính xúc tác đầu tư và nhóm các dự án có tác động tích cực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng công bằng.

Hồi đầu năm 2023, Việt Nam công bố quy hoạch năng lượng quốc gia nhắm đến việc cho tăng hơn gấp đôi năng lực phát điện tối đa lên khoảng 150 gigawatt vào năm 2030. Theo quy hoạch này, cần chuyển đổi mạnh mẽ khỏi điện than với cam kết sẽ không có thêm nhà máy điện than nào được xây dựng sau năm 2030.

Ngoài ra, nguồn cung ứng điện sẽ được mở rộng sang sử dụng khí hóa lỏng trong nước sẵn có và nhập khẩu với tỷ lệ khoảng 25% năng lực sản xuất điện; các nguồn khác gồm thủy điện, điện gió, điện Mặt Trời cùng các nguồn năng lượng tái tạo khác sẽ chiếm gần 50% năng lực sản xuất điện vào năm 2030.

Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là vấn đề mới và phức tạp, song cũng là mối quan hệ đối tác toàn cầu với mục tiêu chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi công nghệ theo hướng chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển kinh tế carbon thấp.

Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng đưa ra mục tiêu nhằm thực hiện thành công Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Triển khai thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, thời gian qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023; Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023; Đề án triển khai thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng.

Ngành năng lượng phát triển hài hòa giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ, thông minh trên cơ sở bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và các mục tiêu phát triển, đảm bảo công bằng trong chuyển đổi năng lượng. Ngành tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, cung cấp tài chính cho việc thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, góp phần thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

Đề án đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và giai đoạn sau năm 2030 với 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi năng lượng; thúc đẩy chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện, đẩy nhanh lộ trình xây dựng hệ thống điện thông minh và phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng; chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính của ngành giao thông vận tải; đổi mới sáng tạo, phát triển và chuyển giao công nghệ; bảo đảm công bằng trong chuyển đổi năng lượng; truyền thông, nâng cao nhận thức; thúc đẩy hợp tác, huy động nguồn lực cho chuyển đổi năng lượng công bằng.

Đề án đề ra danh mục 48 nhiệm vụ cụ thể và 3 nhóm nhiệm vụ ưu tiên triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng từ nay đến năm 2025 gồm: Nhóm dự án đầu tư lưới điện truyền tải; nhóm dự án về pin lưu trữ và thủy điện tích năng; nhóm dự án phát triển điện gió ngoài khơi.

Chu Văn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here