Chuyển đổi số ngành Du lịch Việt Nam hậu Covid-19

0
86
Đợt kích cầu du lịch nội địa thứ 2 dự báo sẽ kéo theo sự khởi sắc của ngành du lịch vào cuối năm 2020. (Nguồn: Twitter)
  1. Đặt vấn đề

Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những tác động to lớn và kéo dài tới mọi mặt hoạt động của nền kinh tế – xã hội. Trong số các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, du lịch là một trong những lĩnh vực dễ bị tổn thương và chịu nhiều hậu quả nặng nề nhất. Tuy nhiên, khi đại dịch qua đi, ngành Du lịch Việt Nam đã tích cực, chủ động, sáng tạo triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp, hướng đi mới nhằm nhanh chóng phục hồi và phát triển hoạt động du lịch trở lại.

Trong bối cảnh giãn cách xã hội trong đại dịch, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi ngành, mọi lĩnh vực đã trở thành một nhu cầu bức thiết. Du lịch là ngành có điều kiện ứng dụng các công nghệ liên quan đến dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân. Trên thế giới, ngành du lịch của nhiều quốc gia đã và đang tiến hành chuyển đổi số, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế số. Kết hợp với thương mại điện tử, với kinh tế chia sẻ, du lịch đã dần thay đổi, hướng tới một ngành kinh tế thông minh. Để đạt được mục tiêu trên, việc đầu tiên là triển khai chương trình chuyển đổi số trong ngành Du lịch. Bài viết này đề xuất một số kiến nghị giúp đẩy nhanh và hiệu quả quá trình chuyển đổi số ngành này.

  1. Thực trạng ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19

Trong 3 năm liên tiếp từ năm 2020 đến năm 2022, đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng tác động mạnh mẽ tới ngành du lịch thế giới và du lịch Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tác động đối với cầu du lịch xảy ra gần như ngay lập tức khi dịch bệnh xảy ra, tăng theo mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và kéo dài sau dịch bệnh. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, ngay sau dịch bệnh bùng phát, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm gần 80% so với năm 2019; khách du lịch trong nước cũng giảm gần 50%; khoảng 40 – 60% lao động ngành Du lịch nội địa bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công; khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngừng hoạt động; nhiều khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt từ 10 – 15%; tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên đến 530 nghìn tỷ đồng (tương đương 23 tỷ USD)…

Đến nửa cuối năm 2022, sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, Việt Nam bắt đầu triển khai các chính sách nhằm phục hồi nhanh ngành Du lịch trong bối cảnh ngành này chịu những thiệt hại năng nề do các biện pháp cách ly, đóng cửa du lịch. Ngành Du lịch theo đó đã có nhiều tín hiệu khởi sắc, đặc biệt là tăng trưởng nhanh trở lại với du lịch nội địa. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc thu hút khách quốc tế quay trở lại du lịch Việt Nam, nhất là ở một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, châu Âu. Theo số liệu của Cục Du lịch quốc gia cho thấy, trong năm 2022, lượng khách du lịch nội địa đạt 101,3 triệu lượt, tăng 68,8% so với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Tổng thu từ khách du lịch năm 2022 ước đạt 495 nghìn tỷ đồng, vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022 và đạt 66% so với năm 2019. Mặc dù thị trường du lịch nội địa có nhiều khởi sắc và là một trong những quốc gia đầu tiên của khu vực Đông Nam Á mở cửa trở lại sau mùa dịch Covid-19 nhưng Việt Nam lại có tỷ lệ phục hồi du lịch thấp nhất so với các nước trong vùng, đặc biệt là giảm số khách quốc tế so với trước khi có dịch. Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,66 triệu người, thấp hơn 83% so với năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19 và chỉ đạt 73% so với mục tiêu đề ra. Tại Hội nghị Trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển”, đại diện Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp du lịch lớn đã cùng bàn thảo, đề xuất nhiều nhóm giải pháp nhằm khôi phục hoàn toàn các hoạt động du lịch Việt Nam hậu Covid-19, đặc biệt là thu hút khách quốc tế trở lại Việt Nam. Trong số các nhóm giải pháp, các chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức nhấn mạnh chuyển đổi số trong phát triển du lịch, nhất là trong quản lý, kinh doanh, nghiên cứu thị trường, tiếp thị và bán sản phẩm du lịch là giải pháp mang tính chất sống còn.

  1. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số ngành Du lịch trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Theo số liệu trong Báo cáo “Vietnam Digital 2023” của We are social, tính đến năm 2023, Việt Nam hiện có khoảng 100 triệu dân, trong đó có gần 64 triệu người sử dụng điện thoại di động thông minh; số người dùng Internet đạt gần 78 triệu người; số người tham gia mạng xã hội đạt hơn 70 triệu người; số lượng kết nối dữ liệu di động là gần 162 triệu người. Đó chính là điều kiện, tiền đề quan trọng để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, nhất là ngành Du lịch. Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam hướng tới trở thành nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin, kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025. Đây được coi là hành lang pháp lý và chính sách quan trọng cho các ngành kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng tăng tốc quá trình chuyển đổi số. Chính đại dịch Covid-19 với những tác động tiêu cực không nhỏ của nó lại trở thành động lực mạnh mẽ để quá trình chuyển đổi số ở ngành Du lịch diễn ra nhanh và mạnh hơn cả về chất và lượng. Covid-19 đặt ra một bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp du lịch là sự cấp thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng, về sản phẩm và dịch vụ, việc quản trị dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu một cách khoa học. Theo dự báo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, số lượng khách du lịch trực tuyến tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 24 triệu người vào năm 2025, tăng 25% so với năm 2020. Do vậy, để thực hiện thành công chuyển đổi số trong ngành Du lịch trong nước, bài viết đề xuất một số kiến nghị sau:

3.1. Đẩy mạnh triển khai và đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng thông tin thế hệ mới và các ứng dụng công nghệ mới vào ngành Du lịch Việt Nam

Các phương tiện cho quá trình chuyển đổi số của ngành Du lịch Việt Nam bao gồm: Ứng dụng di động (mobile app), Internet kết nối vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ thực tế ảo (VR), Thực tế tăng cường (AR) và công nghệ 5G. Ngành Du lịch dựa trên thế hệ mạng thông tin mới như IPv6 và 5G để đáp ứng nhu cầu của ngành về độ trễ thấp, độ tin cậy cao và phạm vi phủ sóng rộng. Dựa trên những nền tảng này, ngành Du lịch có thể thúc đẩy chuyển đổi số thông qua 3 biện pháp như sau:

Một là, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ xử lý và phân tích dữ liệu trong ngành Du lịch. Sau khi tiếp nhận được cơ sở hạ tầng thông tin như Internet công nghiệp và điện toán đám mây, ngành Du lịch đang tỏa ra sức sống mới, thúc đẩy sự tích hợp sâu rộng giữa dữ liệu lớn và ngành Du lịch.

Hai là, tăng cường liên kết giữa công nghệ thông tin và các phương tiện du lịch truyền thống. Công nghệ IPv6 là “chìa khóa” để cải thiện khả năng truyền tải của Internet. Khả năng vận hành cơ sở hạ tầng của công ty sẽ được cải thiện một cách hiệu quả.

Ba là, hợp lý hóa hơn nữa các thủ tục truy cập của các nhà khai thác thông tin và giảm mức thuế thông tin cho phù hợp. Ở một mức độ nào đó, điều này có thể hạ thấp ngưỡng chuyển đổi số, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành Du lịch.

Hiện nay, xu hướng cá nhân hóa trong du lịch với hình thức du lịch tự túc, tự mình tham quan trải nghiêm ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đáp ứng cho xu hướng này, ứng dụng “tour ảo” tại nhà với chi phí rẻ cần được triển khai mạnh mẽ hơn nữa tại nhiều điểm đến nổi tiếng. Bên cạnh đó, các tour du lịch ảo ứng dụng VR và AR cần được đẩy mạnh trên các nền tảng truyền thông tích hợp để quảng bá, giới thiệu đầy đủ, chân thực dưới hình thức hấp dẫn, sáng tạo và mới mẻ về các điểm đến nổi tiếng, về đất nước, con người Việt Nam tới tất cả người dân trên toàn cầu.”

3.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý cho chuyển đổi số ngành Du lịch và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp lý cũng như các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước cho phát triển thị trường và sản phẩm còn khá hạn hẹp trong khi phải cạnh tranh với các công ty du lịch nước ngoài với tiềm lực mạnh. Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật chặt chẽ, đồng bộ, nhằm tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi số ngành du lịch một cách mạnh mẽ. Đặc biệt trong bối cảnh hậu quả của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới ngành Du lịch, Chính phủ cần phải ban hành các gói kích cầu du lịch, các chính sách hỗ trợ về tài chính, thuế, công nghệ, nguồn nhân lực… để doanh nghiệp du lịch phục hồi các hoạt động sản xuất – kinh doanh, từng bước đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số nhằm thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, đồng thời có chiến dịch truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả để người Việt Nam ưu tiên sử dụng dịch vụ du lịch trong nước.

Cùng với đó, ngành Du lịch Việt Nam cần chủ động tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực đã thực hiện thành công chuyển đổi số ngành Du lịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore… từ đó áp dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Sau đó, cần tiến hành khảo sát thực tế về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nhu cầu của doanh nghiệp và các bên liên quan; từ đó xây dựng chiến lược chuyển đổi số, đặc biệt là một nền tảng cơ sở dữ liệu chung có khả năng liên kết để các doanh nghiệp, địa phương cùng khai thác dữ liệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa được tham gia thực hiện.

3.3. Đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong ngành Du lịch

Con người là yếu tố quyết định để vận hành, áp dụng công nghệ vào chuyển đổi số. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới và không dễ dàng triển khai thực hiện đối với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam với quy mô và các nguồn lực còn hạn chế. Do đó, Tổng cục Du lịch Việt Nam cần nhanh chóng triển khai chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng số cho các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ ở Việt Nam, từ đó khai thác các giá trị từ môi trường số, góp phần đưa du lịch phục hồi và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch cần chủ động, nỗ lực trong việc tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên về kỹ năng, kiến thức công nghệ mới được áp dụng, qua đó nâng cao trình độ và đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới.

Đối với quá trình chuyển đổi số của ngành Du lịch, không chỉ cần những người giỏi trong kiến thức lý thuyết du lịch mà còn phải giỏi trong lĩnh công nghệ thông tin. Do đó, các cơ sở đào tạo về du lịch cần tích hợp trong các chương trình đào tạo ngành Du lịch các học phần, nội dung kiến thức về công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Các cơ sở này cần xây dựng chương trình, ngành học mới, đào tạo chuyên sâu về du lịch số, có kế hoạch tuyển sinh, ươm mầm và phát triển tài năng trong lĩnh vực này. Đây sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ đó hiện thực hóa hiệu quả của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Sau khi hoàn thiện cơ chế thu hút, đào tạo và trọng dụng nhân tài, ngành Du lịch số sẽ có đủ động lực và không gian phát triển trong dài hạn.

3.4. Đẩy mạnh truyền thông số trong ngành Du lịch

Trong thời đại số, các hình thức tiếp thị thông qua các công cụ tìm kiếm chung và các nền tảng truyền thông như Google, YouTube, Facebook hoặc Instagram, Tiktok,… được xem là một trong số những xu hướng lớn tác động đến ngành Du lịch, do khách hàng chủ yếu sử dụng các nền tảng công nghệ để tiếp cận, tìm hiểu và đưa ra quyết định đối với các sản phẩm du lịch (Leung et al., 2013).

Các chương trình khuyến mãi dựa trên các ứng dụng công nghệ cũng cần được tận dụng triệt để nhằm kích thích nhu cầu du lịch của người dùng ứng dụng, nhất là sau khi cài đặt ứng dụng người dùng được nhận nhiều chương trình, voucher giảm giá khác nhau. Những khách hàng sử dụng ứng dụng thường xuyên cũng có nhiều cơ hội cập nhật các chương trình khuyến mãi được đưa ra liên tục, định kỳ. Các chương trình khuyến mãi trên ứng dụng di động sẽ đặc biệt trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng khi dịch bệnh qua đi và nhu cầu đi du lịch của người dân càng lớn hơn sau một quãng thời gian dài phải thực hiện giãn cách, hạn chế đi lại. Nhờ đó, quá trình kích cầu du lịch trở lại sẽ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.”

Đồng thời với đó là việc thay đổi thông điệp truyền thông, thay đổi hướng tiếp cận khách hàng. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, việc lựa chọn cách truyền tải thông điệp của ngành Du lịch sao cho phù hợp là một trong những điều cần xác định đầu tiên. Một trong những mục tiêu chính của hoạt động marketing du lịch mùa dịch là để tạo sự tin tưởng trong lòng khách hàng, hoặc xa hơn là thể hiện sự ủng hộ của doanh nghiệp với tình hình hiện tại. Thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng đã kéo theo sự khác biệt trong những “điểm chạm” mà ngành Du lịch có thể tiếp cận đến khách hàng. Để thích ứng với sự thay đổi này, cần lắng nghe khách hàng nhiều hơn, theo dõi hành trình của khách hàng và tìm hiểu mối quan tâm hiện tại của họ qua các công cụ số như social listening, social media, search engine, từ đó tìm phương pháp để mang câu chuyện “chạm” đến khách hàng với thông điệp phù hợp nhất. Và cũng từ cơ sở thấu hiểu khách hàng, các công ty du lịch có thể xem xét lại chiến lược của mình như chuyển trọng tâm vào các kênh trực tuyến hiệu quả, thay đổi nội dung để phù hợp với hoàn cảnh, điều chỉnh lại các chiến dịch quảng cáo hiện tại theo hướng tối ưu chi phí hơn”.

  1. Kết luận

Đại dịch Covid-19 đã qua đi nhưng hậu quả nó để lại vẫn còn rất nặng nề, điều này đòi hỏi ngành Du lịch trong nước phải chủ động thích ứng để phục hồi và tìm con đường phát triển bền vững hơn trong bối cảnh mới. Tại Việt Nam, dịch bệnh đã làm bộc lộ ra nhiều điểm nghẽn của ngành Du lịch, đòi hỏi phải có những cách tiếp cận, những giải pháp đột phá có tính căn cơ và lâu dài thay choo cách kinh doanh và vận hành du lịch truyền thống. Sự chủ động, sáng tạo, tiếp cận công nghệ mới, chuyển đổi cách thức hoạt động và phát triển các sản phẩm mới dựa trên nền tảng số hóa sẽ là “chìa khóa” giúp ngành Du lịch Việt Nam nhanh chóng vượt qua được khó khăn, sớm khôi phục lại thị trường và định hình những hướng đi mới trong tương lai./.

ThS. Nguyễn Anh Việt (Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương) thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bộ Chính trị. (2017). Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
  2. Bộ Chính trị. (2019). Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (2019). Quyết định số 1783/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch.
  4. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam. (2022). Thông tin Du lịch tháng 12/2022. Truy cập tại https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn//dmdocuments/2023/ttdl2023.1.12.pdf.
  5. Leung, D., Law, R., Hoof, H. van, & Buhalis, D. (2013). Social Media in Tourism and Hospitality: A Literature Review. Journal of Travel & Tourism Marketing, 30(1-2), 3-22.
  6. Phạm Trương Hoàng, Trần Huy Đức & Ngô Đức Anh. (2018). Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam và những giải pháp ứng phó. Tạp chí Kinh tế phát triển, 274, 44 – 46.
  7. Quỳnh Dương. (2021). Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch: Giải pháp đột phá nâng cao giá trị trải nghiệm. Báo Hà Nội mới. Truy cập tại https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Du-lich/993199/chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-du-lich-giai-phap-dot-pha-nang-cao-gia-tri-trai-nghiem.
  8. Thanh Loan. (2021). Chuyển đổi số ngành Du lịch – Hướng đi mới sau Covid-19. Báo điện tử Đảng Cộng sản. Truy cập tại https://dangcongsan.vn/kinh-te/chuyen-doi-so-nganh-du-lich-huong-di-moi-sau-covid-19-574474.html.
  1. Thủ tướng Chính phủ. (2017). Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó có đặt ra yêu cầu ưu tiên phát triển du lịch thông minh.
  2. Thủ tướng Chính phủ. (2018). Quyết định số 1671/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Tổng thể ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025.
  3. Tổng cục Thống kê. (2021). Du lịch năm 2020 lao đao vì Covid-19. Truy cập tại https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/du-lich-nam-2020-lao-dao-vi-covid-19/
  4. Trang Linh. (2021). Du lịch Việt Nam 2021: Phát huy nội lực trong “bão Covid”. Truy cập tại https://nhandan.com.vn/dien-dan-dulich/du-lich-viet-nam-2020-phat-huy-noi-luc-trong-bao-covid-19-630469/.
  5. We are social. (2023). Báo cáo Digital Vietnam 2023. Truy cập tại https://datareportal.com/reports/digital-2023-vietnam.
  6. Báo Điện tử Chính phủ (2023). Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023. Truy cập tại https://baochinhphu.vn/thu-tuong-chinh-phu-chu-tri-hoi-nghi-truc-tuyen-toan-quoc-ve-du-lich-nam-2023-102230315211657032.htm

Chuyển đổi số ngành Du lịch Việt Nam hậu Covid- 19

 13/10/2023 lúc 19:30 (GMT) Theo dõi Tạp chí công thương trên 

TCCT Chuyển đổi số ngành Du lịch Việt Nam hậu Covid- 19 do ThS. Nguyễn Anh Việt (Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương) thực hiện

  1. Đặt vấn đề

Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những tác động to lớn và kéo dài tới mọi mặt hoạt động của nền kinh tế – xã hội. Trong số các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, du lịch là một trong những lĩnh vực dễ bị tổn thương và chịu nhiều hậu quả nặng nề nhất. Tuy nhiên, khi đại dịch qua đi, ngành Du lịch Việt Nam đã tích cực, chủ động, sáng tạo triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp, hướng đi mới nhằm nhanh chóng phục hồi và phát triển hoạt động du lịch trở lại.

Trong bối cảnh giãn cách xã hội trong đại dịch, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi ngành, mọi lĩnh vực đã trở thành một nhu cầu bức thiết. Du lịch là ngành có điều kiện ứng dụng các công nghệ liên quan đến dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân. Trên thế giới, ngành du lịch của nhiều quốc gia đã và đang tiến hành chuyển đổi số, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế số. Kết hợp với thương mại điện tử, với kinh tế chia sẻ, du lịch đã dần thay đổi, hướng tới một ngành kinh tế thông minh. Để đạt được mục tiêu trên, việc đầu tiên là triển khai chương trình chuyển đổi số trong ngành Du lịch. Bài viết này đề xuất một số kiến nghị giúp đẩy nhanh và hiệu quả quá trình chuyển đổi số ngành này.

  1. Thực trạng ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19

Trong 3 năm liên tiếp từ năm 2020 đến năm 2022, đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng tác động mạnh mẽ tới ngành du lịch thế giới và du lịch Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tác động đối với cầu du lịch xảy ra gần như ngay lập tức khi dịch bệnh xảy ra, tăng theo mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và kéo dài sau dịch bệnh. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, ngay sau dịch bệnh bùng phát, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm gần 80% so với năm 2019; khách du lịch trong nước cũng giảm gần 50%; khoảng 40 – 60% lao động ngành Du lịch nội địa bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công; khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngừng hoạt động; nhiều khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt từ 10 – 15%; tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên đến 530 nghìn tỷ đồng (tương đương 23 tỷ USD)…

Đến nửa cuối năm 2022, sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, Việt Nam bắt đầu triển khai các chính sách nhằm phục hồi nhanh ngành Du lịch trong bối cảnh ngành này chịu những thiệt hại năng nề do các biện pháp cách ly, đóng cửa du lịch. Ngành Du lịch theo đó đã có nhiều tín hiệu khởi sắc, đặc biệt là tăng trưởng nhanh trở lại với du lịch nội địa. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc thu hút khách quốc tế quay trở lại du lịch Việt Nam, nhất là ở một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, châu Âu. Theo số liệu của Cục Du lịch quốc gia cho thấy, trong năm 2022, lượng khách du lịch nội địa đạt 101,3 triệu lượt, tăng 68,8% so với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Tổng thu từ khách du lịch năm 2022 ước đạt 495 nghìn tỷ đồng, vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022 và đạt 66% so với năm 2019. Mặc dù thị trường du lịch nội địa có nhiều khởi sắc và là một trong những quốc gia đầu tiên của khu vực Đông Nam Á mở cửa trở lại sau mùa dịch Covid-19 nhưng Việt Nam lại có tỷ lệ phục hồi du lịch thấp nhất so với các nước trong vùng, đặc biệt là giảm số khách quốc tế so với trước khi có dịch. Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,66 triệu người, thấp hơn 83% so với năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19 và chỉ đạt 73% so với mục tiêu đề ra. Tại Hội nghị Trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển”, đại diện Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp du lịch lớn đã cùng bàn thảo, đề xuất nhiều nhóm giải pháp nhằm khôi phục hoàn toàn các hoạt động du lịch Việt Nam hậu Covid-19, đặc biệt là thu hút khách quốc tế trở lại Việt Nam. Trong số các nhóm giải pháp, các chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức nhấn mạnh chuyển đổi số trong phát triển du lịch, nhất là trong quản lý, kinh doanh, nghiên cứu thị trường, tiếp thị và bán sản phẩm du lịch là giải pháp mang tính chất sống còn.

  1. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số ngành Du lịch trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Theo số liệu trong Báo cáo “Vietnam Digital 2023” của We are social, tính đến năm 2023, Việt Nam hiện có khoảng 100 triệu dân, trong đó có gần 64 triệu người sử dụng điện thoại di động thông minh; số người dùng Internet đạt gần 78 triệu người; số người tham gia mạng xã hội đạt hơn 70 triệu người; số lượng kết nối dữ liệu di động là gần 162 triệu người. Đó chính là điều kiện, tiền đề quan trọng để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, nhất là ngành Du lịch. Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam hướng tới trở thành nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin, kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025. Đây được coi là hành lang pháp lý và chính sách quan trọng cho các ngành kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng tăng tốc quá trình chuyển đổi số. Chính đại dịch Covid-19 với những tác động tiêu cực không nhỏ của nó lại trở thành động lực mạnh mẽ để quá trình chuyển đổi số ở ngành Du lịch diễn ra nhanh và mạnh hơn cả về chất và lượng. Covid-19 đặt ra một bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp du lịch là sự cấp thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng, về sản phẩm và dịch vụ, việc quản trị dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu một cách khoa học. Theo dự báo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, số lượng khách du lịch trực tuyến tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 24 triệu người vào năm 2025, tăng 25% so với năm 2020. Do vậy, để thực hiện thành công chuyển đổi số trong ngành Du lịch trong nước, bài viết đề xuất một số kiến nghị sau:

3.1. Đẩy mạnh triển khai và đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng thông tin thế hệ mới và các ứng dụng công nghệ mới vào ngành Du lịch Việt Nam

Các phương tiện cho quá trình chuyển đổi số của ngành Du lịch Việt Nam bao gồm: Ứng dụng di động (mobile app), Internet kết nối vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ thực tế ảo (VR), Thực tế tăng cường (AR) và công nghệ 5G. Ngành Du lịch dựa trên thế hệ mạng thông tin mới như IPv6 và 5G để đáp ứng nhu cầu của ngành về độ trễ thấp, độ tin cậy cao và phạm vi phủ sóng rộng. Dựa trên những nền tảng này, ngành Du lịch có thể thúc đẩy chuyển đổi số thông qua 3 biện pháp như sau:

Một là, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ xử lý và phân tích dữ liệu trong ngành Du lịch. Sau khi tiếp nhận được cơ sở hạ tầng thông tin như Internet công nghiệp và điện toán đám mây, ngành Du lịch đang tỏa ra sức sống mới, thúc đẩy sự tích hợp sâu rộng giữa dữ liệu lớn và ngành Du lịch.

Hai là, tăng cường liên kết giữa công nghệ thông tin và các phương tiện du lịch truyền thống. Công nghệ IPv6 là “chìa khóa” để cải thiện khả năng truyền tải của Internet. Khả năng vận hành cơ sở hạ tầng của công ty sẽ được cải thiện một cách hiệu quả.

Ba là, hợp lý hóa hơn nữa các thủ tục truy cập của các nhà khai thác thông tin và giảm mức thuế thông tin cho phù hợp. Ở một mức độ nào đó, điều này có thể hạ thấp ngưỡng chuyển đổi số, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành Du lịch.

Hiện nay, xu hướng cá nhân hóa trong du lịch với hình thức du lịch tự túc, tự mình tham quan trải nghiêm ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đáp ứng cho xu hướng này, ứng dụng “tour ảo” tại nhà với chi phí rẻ cần được triển khai mạnh mẽ hơn nữa tại nhiều điểm đến nổi tiếng. Bên cạnh đó, các tour du lịch ảo ứng dụng VR và AR cần được đẩy mạnh trên các nền tảng truyền thông tích hợp để quảng bá, giới thiệu đầy đủ, chân thực dưới hình thức hấp dẫn, sáng tạo và mới mẻ về các điểm đến nổi tiếng, về đất nước, con người Việt Nam tới tất cả người dân trên toàn cầu.”

3.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý cho chuyển đổi số ngành Du lịch và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp lý cũng như các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước cho phát triển thị trường và sản phẩm còn khá hạn hẹp trong khi phải cạnh tranh với các công ty du lịch nước ngoài với tiềm lực mạnh. Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật chặt chẽ, đồng bộ, nhằm tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi số ngành du lịch một cách mạnh mẽ. Đặc biệt trong bối cảnh hậu quả của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới ngành Du lịch, Chính phủ cần phải ban hành các gói kích cầu du lịch, các chính sách hỗ trợ về tài chính, thuế, công nghệ, nguồn nhân lực… để doanh nghiệp du lịch phục hồi các hoạt động sản xuất – kinh doanh, từng bước đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số nhằm thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, đồng thời có chiến dịch truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả để người Việt Nam ưu tiên sử dụng dịch vụ du lịch trong nước.

Cùng với đó, ngành Du lịch Việt Nam cần chủ động tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực đã thực hiện thành công chuyển đổi số ngành Du lịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore… từ đó áp dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Sau đó, cần tiến hành khảo sát thực tế về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nhu cầu của doanh nghiệp và các bên liên quan; từ đó xây dựng chiến lược chuyển đổi số, đặc biệt là một nền tảng cơ sở dữ liệu chung có khả năng liên kết để các doanh nghiệp, địa phương cùng khai thác dữ liệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa được tham gia thực hiện.

3.3. Đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong ngành Du lịch

Con người là yếu tố quyết định để vận hành, áp dụng công nghệ vào chuyển đổi số. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới và không dễ dàng triển khai thực hiện đối với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam với quy mô và các nguồn lực còn hạn chế. Do đó, Tổng cục Du lịch Việt Nam cần nhanh chóng triển khai chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng số cho các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ ở Việt Nam, từ đó khai thác các giá trị từ môi trường số, góp phần đưa du lịch phục hồi và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch cần chủ động, nỗ lực trong việc tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên về kỹ năng, kiến thức công nghệ mới được áp dụng, qua đó nâng cao trình độ và đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới.

Đối với quá trình chuyển đổi số của ngành Du lịch, không chỉ cần những người giỏi trong kiến thức lý thuyết du lịch mà còn phải giỏi trong lĩnh công nghệ thông tin. Do đó, các cơ sở đào tạo về du lịch cần tích hợp trong các chương trình đào tạo ngành Du lịch các học phần, nội dung kiến thức về công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Các cơ sở này cần xây dựng chương trình, ngành học mới, đào tạo chuyên sâu về du lịch số, có kế hoạch tuyển sinh, ươm mầm và phát triển tài năng trong lĩnh vực này. Đây sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ đó hiện thực hóa hiệu quả của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Sau khi hoàn thiện cơ chế thu hút, đào tạo và trọng dụng nhân tài, ngành Du lịch số sẽ có đủ động lực và không gian phát triển trong dài hạn.

3.4. Đẩy mạnh truyền thông số trong ngành Du lịch

Trong thời đại số, các hình thức tiếp thị thông qua các công cụ tìm kiếm chung và các nền tảng truyền thông như Google, YouTube, Facebook hoặc Instagram, Tiktok,… được xem là một trong số những xu hướng lớn tác động đến ngành Du lịch, do khách hàng chủ yếu sử dụng các nền tảng công nghệ để tiếp cận, tìm hiểu và đưa ra quyết định đối với các sản phẩm du lịch (Leung et al., 2013).

Các chương trình khuyến mãi dựa trên các ứng dụng công nghệ cũng cần được tận dụng triệt để nhằm kích thích nhu cầu du lịch của người dùng ứng dụng, nhất là sau khi cài đặt ứng dụng người dùng được nhận nhiều chương trình, voucher giảm giá khác nhau. Những khách hàng sử dụng ứng dụng thường xuyên cũng có nhiều cơ hội cập nhật các chương trình khuyến mãi được đưa ra liên tục, định kỳ. Các chương trình khuyến mãi trên ứng dụng di động sẽ đặc biệt trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng khi dịch bệnh qua đi và nhu cầu đi du lịch của người dân càng lớn hơn sau một quãng thời gian dài phải thực hiện giãn cách, hạn chế đi lại. Nhờ đó, quá trình kích cầu du lịch trở lại sẽ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.”

Đồng thời với đó là việc thay đổi thông điệp truyền thông, thay đổi hướng tiếp cận khách hàng. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, việc lựa chọn cách truyền tải thông điệp của ngành Du lịch sao cho phù hợp là một trong những điều cần xác định đầu tiên. Một trong những mục tiêu chính của hoạt động marketing du lịch mùa dịch là để tạo sự tin tưởng trong lòng khách hàng, hoặc xa hơn là thể hiện sự ủng hộ của doanh nghiệp với tình hình hiện tại. Thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng đã kéo theo sự khác biệt trong những “điểm chạm” mà ngành Du lịch có thể tiếp cận đến khách hàng. Để thích ứng với sự thay đổi này, cần lắng nghe khách hàng nhiều hơn, theo dõi hành trình của khách hàng và tìm hiểu mối quan tâm hiện tại của họ qua các công cụ số như social listening, social media, search engine, từ đó tìm phương pháp để mang câu chuyện “chạm” đến khách hàng với thông điệp phù hợp nhất. Và cũng từ cơ sở thấu hiểu khách hàng, các công ty du lịch có thể xem xét lại chiến lược của mình như chuyển trọng tâm vào các kênh trực tuyến hiệu quả, thay đổi nội dung để phù hợp với hoàn cảnh, điều chỉnh lại các chiến dịch quảng cáo hiện tại theo hướng tối ưu chi phí hơn”.

  1. Kết luận

Đại dịch Covid-19 đã qua đi nhưng hậu quả nó để lại vẫn còn rất nặng nề, điều này đòi hỏi ngành Du lịch trong nước phải chủ động thích ứng để phục hồi và tìm con đường phát triển bền vững hơn trong bối cảnh mới. Tại Việt Nam, dịch bệnh đã làm bộc lộ ra nhiều điểm nghẽn của ngành Du lịch, đòi hỏi phải có những cách tiếp cận, những giải pháp đột phá có tính căn cơ và lâu dài thay choo cách kinh doanh và vận hành du lịch truyền thống. Sự chủ động, sáng tạo, tiếp cận công nghệ mới, chuyển đổi cách thức hoạt động và phát triển các sản phẩm mới dựa trên nền tảng số hóa sẽ là “chìa khóa” giúp ngành Du lịch Việt Nam nhanh chóng vượt qua được khó khăn, sớm khôi phục lại thị trường và định hình những hướng đi mới trong tương lai./.

ThS. Nguyễn Anh Việt (Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bộ Chính trị. (2017). Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
  2. Bộ Chính trị. (2019). Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (2019). Quyết định số 1783/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch.
  4. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam. (2022). Thông tin Du lịch tháng 12/2022. Truy cập tại https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn//dmdocuments/2023/ttdl2023.1.12.pdf.
  5. Leung, D., Law, R., Hoof, H. van, & Buhalis, D. (2013). Social Media in Tourism and Hospitality: A Literature Review. Journal of Travel & Tourism Marketing, 30(1-2), 3-22.
  6. Phạm Trương Hoàng, Trần Huy Đức & Ngô Đức Anh. (2018). Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam và những giải pháp ứng phó. Tạp chí Kinh tế phát triển, 274, 44 – 46.
  7. Quỳnh Dương. (2021). Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch: Giải pháp đột phá nâng cao giá trị trải nghiệm. Báo Hà Nội mới. Truy cập tại https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Du-lich/993199/chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-du-lich-giai-phap-dot-pha-nang-cao-gia-tri-trai-nghiem.
  8. Thanh Loan. (2021). Chuyển đổi số ngành Du lịch – Hướng đi mới sau Covid-19. Báo điện tử Đảng Cộng sản. Truy cập tại https://dangcongsan.vn/kinh-te/chuyen-doi-so-nganh-du-lich-huong-di-moi-sau-covid-19-574474.html.
  1. Thủ tướng Chính phủ. (2017). Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó có đặt ra yêu cầu ưu tiên phát triển du lịch thông minh.
  2. Thủ tướng Chính phủ. (2018). Quyết định số 1671/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Tổng thể ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025.
  3. Tổng cục Thống kê. (2021). Du lịch năm 2020 lao đao vì Covid-19. Truy cập tại https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/du-lich-nam-2020-lao-dao-vi-covid-19/
  4. Trang Linh. (2021). Du lịch Việt Nam 2021: Phát huy nội lực trong “bão Covid”. Truy cập tại https://nhandan.com.vn/dien-dan-dulich/du-lich-viet-nam-2020-phat-huy-noi-luc-trong-bao-covid-19-630469/.
  5. We are social. (2023). Báo cáo Digital Vietnam 2023. Truy cập tại https://datareportal.com/reports/digital-2023-vietnam.
  6. Báo Điện tử Chính phủ (2023). Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023. Truy cập tại https://baochinhphu.vn/thu-tuong-chinh-phu-chu-tri-hoi-nghi-truc-tuyen-toan-quoc-ve-du-lich-nam-2023-102230315211657032.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here