Vốn FDI thực hiện cao nhất 5 năm, nhiều dự án tập trung vào chế biến chế tạo và khoa học công nghệ

0
71

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước, theo số liệu do Tổng cục Thống kê vừa công bố. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước.

Theo số liệu mới nhất, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2022 ước đạt gần 27,72 tỷ USD, giảm 11% so với năm trước (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài).

Từ đầu năm đến nay, 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 4,88 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỷ USD.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2022. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,94 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,14 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn, tăng 47,3% so với cùng kỳ. Quảng Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,37 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn và tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Trong năm 2022, 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 4,88 tỷ USD. Nhật Bản đã vươn lên vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỷ USD, chiếm gần 17,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc)…

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,26 tỷ USD và gần 1,29 tỷ USD.

Xét về số lượng dự án mới, các ngành bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30%, 25,1% và 16,3% tổng số dự án.

Về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội; trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới 43,9%, số lượt góp vốn mua cổ phần 67,6% và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn 17,3% sau Hà Nội là 18,6%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt con số kỷ lục mới vượt mốc 730 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế, trong đó có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Xuất khẩu thủy sản cán mốc 10 tỷ USD, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu thủy sản. Kim ngạch nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt gần 234,7 tỷ USD, tăng 7,4 % so cùng kỳ và chiếm 65,1% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tính chung trong năm 2022, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 41,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 39,5 tỷ USD không kể dầu thô.

Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài đã chuyển hướng, tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, đưa kinh tế Việt Nam tham gia sâu hơn vào mạng lưới cung ứng toàn cầu.

Ông Alain Cany – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam nhận xét: “Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu đánh giá cao mỗi trường đầu tư tại Việt Nam đặc biệt sau những cam kết và định hướng rõ ràng của Việt Nam từ Hội nghị COP 26 về thu hút đầu tư chất lượng cao, tăng trưởng xanh. Việt Nam đang trên hành trình hướng tới hiện thực hóa “cam kết đi đôi với hành động”, tạo môi trường thuận lợi cả về pháp lý và tài chính để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, chuyển giao công nghệ”.

“Với nguồn cung lao động chất lượng cao và môi trường đầu tư thuận lợi, sự cải thiện đáng kể về thực thi chính sách của Việt Nam, không có gì ngạc nhiên khi các nhà đầu tư chất lượng cao như Lego, Pegatron, Apple, muốn mở rộng, chuyển hoạt động sang Việt Nam”, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, nhận định.

“Việt Nam là một trong số ít các quốc gia châu Á đang giữ vững vị thế về thương mại toàn cầu, nhờ sức cạnh tranh tốt về xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, công nghệ cao và dĩ nhiên là nông sản. Tuy nhiên cần hướng đến mục tiêu không phải là câu chuyện xuất khẩu bao nhiêu mà là xuất khẩu sản phẩm gì, chất lượng như thế nào”, ông Jonathan Pincus, Cố vấn Kinh tế cao cấp, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), đánh giá.

Ông Koen Soenens – Giám đốc Kinh doanh và Marketing, Khu công nghiệp DEEP C cho hay: “Từ tháng 3 năm nay, chúng tôi thấy tín hiệu rất khả quan về sự phục hồi kinh tế sau COVID-19 tại Việt Nam. Các nhà đầu tư vốn là đối tác lâu năm của chúng tôi từ châu Âu, Mỹ… đang tìm thêm các điểm đến đầu tư lâu dài, an toàn. Vị thế thương mại với các Hiệp định thương mại tự do giúp kết nối giữa Việt Nam, Khu vực ASEAN với toàn cầu là một lợi thế cạnh tranh”.

Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, năm 2022 có 109 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 426,6 triệu USD, tăng 4,3% so với năm trước; có 26 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 107,4 triệu USD (năm 2021 điều chỉnh giảm 776 triệu USD). Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt gần 534 triệu USD (năm 2021 điều chỉnh giảm 367 triệu USD) so với năm trước.

Với năm 2022, có 109 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt gần 426,6 triệu đô la, tăng 78,7% số dự án và tăng 4,3% số vốn so với cùng kỳ; có 26 lượt dự án điều chỉnh vốn (tăng 18,2%) với tổng vốn đầu tư tăng thêm gần 107,4 triệu đô la (số năm 2021 là -776 triệu đô la).

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 ngành. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 15 dự án đầu tư mới và 4 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký gần 251,9 triệu đô la, chiếm 47,2% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 2 dự án mới và 3 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư hơn 76,8 triệu đô la, chiếm 14,4%; tiếp theo là các ngành bán buôn, bán lẻ; khai khoáng,…

Có 29 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong năm 2022. Dẫn đầu là Singapore với 21 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 79,5 triệu đô la, chiếm 14,9% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là Lào với tổng vốn đầu tư hơn 70,5 triệu đô la, chiếm 13,2% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Úc, Mỹ, Đức,…

Lũy kế đến ngày 20-12-2022, Việt Nam đã có 1.611 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên 21,75 tỉ đô la. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,6 tỉ đô la, chiếm 53,3% tổng vốn đầu tư cả nước.

Chu Văn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here