Hà Nội quyết liệt xử lý các dự án chậm tiến độ

0
53
(minh hoạ)

Cụ thể gồm: Dự án nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, diện tích 15.210,9 m2, (địa điểm tại Cụm công nghiệp Cam Thượng, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì) do Công ty cổ phần Bê tông Vạn Trường Thành là chủ sử dụng đất; Dự án khai thác chợ Kim Liên, diện tích 1.655 m2 (23 Lương Định Của, phường Kim Liên, quận Đống Đa) do Công ty cổ phần Văn Phú – Invest là chủ sử dụng đất; Dự án khu nhà ở cao cấp Phương Viên, diện tích 308.697m2 (xã Tam Đồng, xã Đại Thịnh, xã Văn Khê, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh) do Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ du lịch Phương Viên là chủ sử dụng đất; Dự án xây dựng xưởng sản xuất mành xuất khẩu, diện tích 8.422 m2 (thị xã Sơn Tây) do Công ty TNHH Mành trang trí là chủ sở hữu đất.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, đây là nhiệm vụ nhằm thực hiện Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 8/6/2022 của UBND TP; Văn bản số 4210/UBND-TNMT ngày 15/12/2022 của UBND TP. Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 của HĐND TP. Hà Nội, trong đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ quan thường trực, phối hợp với các sở, ngành và UBND cấp huyện kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn TP. Hà Nội.

Trước đó, ngày 24/10/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng có Văn bản số 8053/STNMT-TTr gửi UBND các quận, huyện, thị xã về việc công khai, minh bạch thông tin xử lý đối với 23 dự án có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư. Được biết trong các dự án trên, địa bàn huyện Thạch Thất có số lượng nhiều nhất, như: Dự án xây dựng khu biệt thự nhà vườn (xã Tiến Xuân), Công ty cổ phần An Lạc là chủ đầu tư; Dự án xây dựng trường đại học tại địa bàn huyện Thạch Thất, Trường Đại học Hòa Bình là chủ đầu tư…

Tiếp đó là huyện Mê Linh với  Dự án khu đô thị mới BMC (xã Đại Thịnh), chủ đầu tư là Công ty Vật liệu xây dựng và lắp ráp thương mại; Dự án khu đô thị mới Prime Group – khu đô thị sinh thái Đại Thịnh (xã Đại Thịnh), chủ đầu tư là Công ty cổ phần Prime Group…

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, thời gian qua, tại các tỉnh, thành phố lớn còn tồn tại nhiều dự án, công trình được Nhà nước giao, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư mà không đưa đất vào sử dụng, hoặc tiến độ sử dụng đất chậm nhưng chưa được kiểm tra, rà soát, xử lý theo quy định của pháp luật, gây lãng phí đất đai, bức xúc dư luận xã hội. Vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản hướng địa phương thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện của nhiều địa phương còn chưa kiên quyết, chưa đầy đủ nội dung theo quy định và chưa xử lý hết các vi phạm theo thẩm quyền.

Để tiếp tục tăng cường xử lý dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất, kiên quyết thu hồi đất của các dự án vi phạm nhằm đẩy nhanh việc đưa đất vào sử dụng có hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội địa phương và cả nước, tránh lãng phí đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc rà soát, lập danh sách, hồ sơ quản lý đối với dự án, công trình đã được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án mà không sử dụng đất 12 tháng liên tục, hoặc tiến độ đưa đất vào sử dụng chậm 24 tháng theo quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013.

Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm; xử lý nghiêm, triệt để, đúng pháp luật đối với dự án, công trình có vi phạm; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án, công trình đã chấm dứt dự án đầu tư, đã hết thời hạn, cho gia hạn sử dụng đất nhưng vẫn chưa hoàn thành đầu tư đưa đất vào sử dụng.

(Thanh Xuân/vneconomy)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here