Kinh tế ASEAN – Điểm sáng giữa ‘khủng hoảng chất chồng khủng hoảng’

0
169
ASEAN được đặc biệt quan tâm và trở thành điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động.
ASEAN được đặc biệt quan tâm và trở thành điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động. (Ảnh: TN)

Năm 2022 đang dần khép lại với nhiều biến động, trong đó đáng chú ý là xung đột Nga-Ukraine, đại dịch Covid-19, lạm phát tăng cao, tăng trưởng kinh tế chậm lại, chuỗi cung ứng bị đứt gãy…

ASEAN được đặc biệt quan tâm và trở thành điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động.
ASEAN được đặc biệt quan tâm và trở thành điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động. (Ảnh: TN)

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố giúp khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong đó nổi bật là ASEAN tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chính sách, chiến lược của các nước lớn trên thế giới, bất chấp bối cảnh “khủng hoảng chất chồng khủng hoảng”.

Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 25/12, Giáo sư Carl Thayer – nhà phân tích an ninh quốc phòng từng làm việc tại Đại học New South Wales (Australia) – cho rằng châu Á-Thái Bình Dương đang bước vào giai đoạn hậu Covid-19. Tất cả các cường quốc đều tin rằng khu vực này sẽ là động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, trong đó ASEAN được đặc biệt quan tâm.

Xét về kinh tế, theo Giáo sư Carl Thayer, ASEAN là một thị trường khổng lồ với 600 triệu dân. Hiện có sự cạnh tranh giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, nhằm thu hút ASEAN. Mỹ và Trung Quốc đã đưa ra các chính sách riêng, chẳng hạn Trung Quốc đưa ra “Sáng kiến an ninh toàn cầu”, trong khi Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Mặc dù xung đột Nga-Ukraine đã làm trệch hướng đôi chút sự chú ý của các cường quốc đối với châu Á-Thái Bình Dương, song tất cả các cường quốc vẫn coi đây là một khu vực mang lại nhiều cơ hội.

Trong thời gian tới, Giáo sư Carl Thayer cho rằng nền kinh tế khu vực có thể  phải đối mặt với một cuộc suy thoái toàn cầu sắp tới. Tuy vậy, việc triển khai và thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có thể mang lại những điều tích cực đối với khu vực.

Giáo sư Carl Thayer  nhận định khu vực này vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm trong năm 2023, chẳng hạn như khôi phục chuỗi cung ứng và đề phòng suy thoái toàn cầu trở nên nghiêm trọng hơn.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện vào năm 2020 đến nay, ASEAN tiếp tục khẳng định sự thành công của mình khi vẫn đạt được những thành quả kinh tế đáng tự hào.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 10 vừa qua, trong năm 2022, xét về tỷ lệ tăng trưởng, dẫn đầu khối là Việt Nam, Philippines và Malaysia dự trù tăng GDP hơn 6%, đây cũng là ba nền kinh tế năng động nhất trong ASEAN.

Oxford Economics gần đây cũng đưa ra kỳ vọng rằng 6 nền kinh tế ASEAN – Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – sẽ vượt trội so với phần còn lại của khu vực trong năm nay.

Sian Fenner, nhà kinh tế hàng đầu về châu Á tại Oxford Economics, cho biết việc dỡ bỏ các hạn chế trong nước và mở lại hoạt động du lịch xuyên biên giới đã tiếp thêm sức mạnh cho lĩnh vực dịch vụ. Dữ liệu GDP được công bố cho Singapore, Indonesia và Việt Nam đều cho thấy sự đóng góp mạnh mẽ hơn mong đợi từ lĩnh vực dịch vụ. Xuất khẩu cũng đã phần nào tỏ ra kiên cường trước các lệnh phong tỏa ở Trung Quốc và nhiều lệnh cấm xuất khẩu khác nhau trong khu vực.

Trong bối cảnh thế giới đối diện với những thách thức lịch sử, việc ASEAN vẫn giữ được tăng trưởng có thể khẳng định là một thành quả rất tự hào. Để giữ vững những thành quả kinh tế sau 55 năm thành lập và phát triển, ASEAN đã đạt được một dấu mốc quan trọng trong hội nhập kinh tế khu vực kể từ khi ký kết Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) năm 1992.

Trong nội khối, ASEAN đã không ngừng thúc đẩy hợp tác kinh tế về thương mại, dịch vụ và đầu tư, hướng tới một khối thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất để tăng sức cạnh tranh của khu vực. ASEAN đã xoay sở để hội nhập không chỉ trong nội bộ mà còn với nền kinh tế thế giới.

Hà Phương

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here