Tìm động lực phát triển kinh tế Việt Nam năm 2023

0
72
: Toàn cảnh Hội thảo Động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023. (Ảnh: Thu Hằng/TTXVN)

Bước sang năm 2023, kinh tế sẽ phảo đối mặt với những khó khăn và thách thức mới. Bức tranh kinh doanh của những tháng cuối năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến trong 6 tháng đầu năm 2023.

: Toàn cảnh Hội thảo Động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023. (Ảnh: Thu Hằng/TTXVN)

Thông tin trên được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo Động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023 tổ chức tại Hà Nội, ngày 14/12.

Nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2022, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp PGS.TS Hồ Sỹ Hùng cho rằng, kinh tế đã thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ ở hầu hết địa phương, khá đều ở các lĩnh vực.

Cụ thể, chỉ số sản xuất 11 tháng năm 2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động xuất, nhập khẩu đạt được kết quả tích cực, cán cân thương mại hàng hóa duy trì thặng dư. Đặc biệt, doanh nghiệp thích ứng tốt với bối cảnh mới, số lượng  gia nhập thị trường tiếp tục tăng cao. Dự kiến tăng trưởng kinh tế cả năm 2022 ước đạt 8%.

PGS.TS Hồ Sỹ Hùng nhận định: “Đạt được kết quả khá tích cực nêu trên có nhiều yếu tố tác động, trong đó ba lý do chính là Việt Nam kịp thời chuyển trạng thái chống dịch Covid-19, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế trở lại bình thường; Kiên trì dùng nhiều chính sách, giải pháp phục hồi kinh tế và ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát; Các chỉ số tăng trưởng trên được đặt trong tương quan với mức nền khá thấp của năm trước”.

Bước sang năm 2023,  Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng, Nghị quyết 68/2022/QH của Quốc hội đã đưa ra 10 nhóm giải pháp phát triển kinh tế – xã hội. Những chương trình cải cách thể chế, hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách kinh tế cũng đã được đưa ra.

Ông Phan Đức Hiếu nhận định: “Năm 2023 là năm phải thực thi các hành động một cách mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời và đầy đủ giải pháp đã đề ra. Đối với các nhóm giải pháp đã được đặt ra, cần bám sát những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc.

Bên cạnh đó, cần tập trung giải quyết vấn đề căn cơ như vấn đề đầu tư công. Giải quyết vấn đề phát sinh mới, tránh những giải pháp đột ngột, không dự báo trước được khiến cho DN khó khăn trong việc thích ứng, chuyển hướng. Đồng thời, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, công bằng, hướng tới chất lượng cao hơn không chỉ đơn thuần là giải quyết thủ tục hành chính.

Sự tham gia này không chỉ của mỗi Nhà nước mà có trách nhiệm của tất cả các chủ thể. Bản thân doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm, đây là cơ hội, là thời cơ để bứt phá”.

Về phía cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, sau những khó khăn đã phải trải qua, bước sang năm 2023 cồng động doanh nghiệp Việt Nam sẽ có sự thích ứng linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

  1. Vũ Tiến Lộc thông tin: “Năm 2022 là một năm đặc biệt, có 2 mảng sáng tối trong nền kinh tế. Trong 11 tháng đầu năm, số DN mới thành lập tăng 33% so với năm 2021, điều này minh chứng trong khó khăn các DN trẻ vẫn có tinh thần khởi nghiệp cao.

Tuy nhiên, cũng trong 11 tháng đầu năm 123.000 doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường, đây là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay. Theo đó, cứ 10 doanh nghiệp được thành lập thì 7 DN rút lui khỏi thị trường, đây là sự tổn thất của thị trường. Đó là vấn đề tăng trưởng, việc làm và niềm tin trong nền kinh tế”.

Chủ tịch VIAC cũng nhận định, bước sang năm 2023, kinh tế sẽ phảo đối mặt với những khó khăn và thách thức mới. Bức tranh kinh doanh của những tháng cuối năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến trong 6 tháng đầu năm 2023.

Tuy nhiên, dự báo như vậy nhưng sẽ có biến đổi khó lường, buộc doanh nghiệp phải nâng cao nội lực để ứng phó với sự thay đổi, năng lực cạnh tranh sẽ được mở rộng hơn nữa. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đi theo hướng phát triển bền vững, sẽ có sức chịu đựng lớn hơn, nhất là qua đại dịch vừa rồi nhận được sự ủng hộ, chia sẻ của đối tác, người lao động, bạn hàng… tốt hơn nhiều.

  1. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp hãy quan tâm nhiều hơn vấn đề pháp lý trong kinh doanh của mình, khi ký kết hợp đồng cần tư vấn, luật sư tư vấn cho mình tránh phát sinh những rủi ro. Các doanh nghiệp cần đưa nội dung quản trị rủi ro vào những chiến lược kinh doanh. Đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hay hợp đồng những điều khoản khi nảy sinh tranh chấp – nguyên tắc tranh chấp.

Trung tâm trọng tài là mô hình quốc tế sử dụng nhiều khi xảy ra tranh chấp: Nhanh chóng, hiệu quả, bảo mật, tiết kiệm hơn khi đưa nhau ra toà án giải quyết. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cũng đã giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam”.

Gia Thành

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here