Trung Quốc đề xuất việc kết nối CPEC với BCIM

0
123
Cảng Gwadar, Pakistan, một điểm giao thông quan trọng của CPEC.
Cảng Gwadar, Pakistan, một điểm giao thông quan trọng của CPEC.

Trong Sách trắng về tầm nhìn hợp tác hàng hải trong khuôn khổ sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR) được Trung Quốc công bố vào tuần trước, Trung Quốc đã đề cập tới việc kết nối sáng kiến Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) với sáng kiến Hành lang kinh tế Bangladesh – Trung Quốc – Ẩn Độ – Myanmar (BCIM). Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang, cả hai Hành lang kinh tế trên đều là các dự án hợp tác quan trọng trong khuôn khổ OBOR; do vậy, việc kết hợp cả hai dự án sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Với động thái trên, các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã phớt lờ những quan ngại của Ấn Độ bởi New Delhi luôn phản đối mạnh mẽ sáng kiến CPEC. CPEC có chiều dài 3.000 km, với số tiền đầu tư trên 50 tỷ USD, trải dài từ Kashgar, nằm ở phía Tây Trung Quốc tới cảng Gwadar của Pakistan, nằm trên biển Ả rập. Dọc tuyến đường này, Trung Quốc sẽ cung cấp tài chính và xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt và nhà máy điện. Theo thống kê, hiện có trên 30.000 người Pakistan đang tham gia vào dự án này. Đáng chú ý, CPEC sẽ chạy qua khu vực Kashmir vốn là phần lãnh thổ tranh cãi giữa An Độ và Pakistan. Chính vì vậy, việc Ấn Độ không tham dự Hội nghị cấp cao “Vành đai, Con đường” hồi tháng 5 vừa qua cho thấy sự phản đối công khai của nước này đối với CPEC. Mặc dù vấp phải sự phản đối của New Delhi, Bắc Kinh vẫn kiên quyết triển khai dự án này vì cho rằng dự án này không liên quan đến những căng thẳng trong quan hệ song phương giữa Ắn Độ và Pakistan. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng phía Ấn Độ vẫn đang hoài nghi về OBOR và sự hoài nghi này là “không cần thiết”, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc luôn sẵn sàng chào đón Ấn Độ tham gia OBOR.

Đối với BCIM, mặc dù đã có sự đồng thuận của bốn nước về tầm quan trọng của dự án này trong việc thúc đẩy kết nối và hợp tác khu vực, nhưng hiện vẫn chưa có nhiều tiến triển trong quá trình triển khai. BCIM sẽ xây dựng hành lang kinh tế dài 2.800 km, kết nối Côn Minh, nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc với Kolkata, nằm ở Tây Bengal của Ấn Độ và chạy qua Mandalay (Myanmar), Imphal và Silchar (Ấn Độ) và Dhaka, Jessore (Bangladesh).

(Nguồn: ĐSQ VN tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here