Nếu không có cải cách, tốc độ tăng trưởng của Bangladesh có thể giảm xuống dưới 4% vào năm 2035

0
83

Trong nghiên cứu “Bangladesh Country Economic Memorandum: Change of Fabric”, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, nếu không có những cải cách lớn, tốc độ tăng trưởng của Bangladesh có thể giảm xuống dưới 4% vào năm 2035, thấp hơn một nửa so với mức mà chính phủ dự kiến.

WB cho rằng, Bangladesh không thể tự mãn khi là 1 trong 10 quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới trong vài thập kỷ qua. Bùng nổ kinh tế không bao giờ là một xu hướng lâu dài, tăng trưởng nhanh ở các nước đang phát triển luôn song hành với rủi ro cao. Rất ít quốc gia duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài, chỉ 1/3 các quốc gia trong top 10 tiếp tục có mức tăng trưởng cao trong thập kỷ tới.

Theo nghiên cứu này, có 3 trở ngại đối với phát triển kinh tế của Bangladesh: sức cạnh tranh thương mại giảm, khu vực tài chính yếu và dễ bị tổn thương, và đô thị hóa thiếu cân đối và không thỏa đáng. Nếu ba trở ngại này có thể được giải quyết, sự phát triển sẽ được thúc đẩy và tăng trưởng sẽ bền vững hơn.

WB đã đưa ra một số khuyến nghị để Bangladesh có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Về thương mại-vấn đề đáng lo ngại, tỷ trọng xuất khẩu trong GDP của Bangladesh đã giảm từ năm 2011, làm người ta nghi ngờ về tính bền vững của mô hình tăng trưởng của Bangladesh. Bên cạnh đó, xuất khẩu của Bangladesh thấp hơn so với các nước ngang hàng, và xuất khẩu phụ thuộc quá mức vào ngành may mặc. Theo WB, để duy trì sự tăng trưởng trong xuất khẩu, cần đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra, thuế suất của Bangladesh cao hơn các nước khác, do đó năng lực thương mại ngày càng giảm.

Theo WB, lĩnh vực ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế trong tương lai. Mặc dù lĩnh vực tài chính của Bangladesh đã được cải thiện trong 4 thập kỷ qua, nhưng theo WB là vẫn chưa đủ.

Phát triển thị trường vốn nên là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu để khai thông nguồn vốn dài hạn cho cơ sở hạ tầng và đầu tư mới. Mặc dù Bangladesh đã không bị ảnh hưởng nhiều của khủng hoảng tài chính châu Á và khủng hoảng tài chính toàn cầu do quy mô tương đối nhỏ và biệt lập của hệ thống tài chính của nước này, điều này sẽ không như vậy trong tương lai. Lý do là nhu cầu đầu tư cao phải có một phần bằng nguồn vốn vay bên ngoài và khu vực tài chính sẽ hội nhập sâu hơn vào hệ thống tài chính toàn cầu.

 Đô thị hóa là nhân tố cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo của Bangladesh, tuy nhiên, cần chú ý đến việc đô thị hóa cân bằng. Dhaka một trung tâm của hệ thống đô thị của Bangladesh có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, có mật độ dân cư, ô nhiễm cao và xếp hạng thấp hơn nhiều thành phố trong các quốc gia ngang hàng về Chỉ số Chất lượng Cuộc sống Mercer. Các thành phố loại 2 kém phát triển và chưa có một môi trường thuận lợi để phát triển cân bằng hơn về mặt không gian.

UNDESA dự đoán dân số Bangladesh sẽ đạt đỉnh 185 triệu người vào năm 2041 và tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt khoảng 60% vào năm 2050. Để quá trình đô thị hóa ồ ạt này tạo ra tăng trưởng kinh tế và đưa Bangladesh lên vị thế quốc gia có thu nhập cao, quá trình đô thị hóa phải giải quyết hai thách thức quan trọng: làm thế nào để nâng cao và duy trì lợi thế thành phố Dhaka trước áp lực gia tăng dân cư và làm thế nào để làm cho các thành phố khác ngoài hai thành phố lớn là Dhaka và Chittagong trở nên hấp dẫn đối các doanh nghiệp và công nhân lành nghề, khai thác lợi thế tạo ra các mũi tăng trưởng.

Theo Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chính sách Bangladesh và cũng là một cựu quan chức IMF, những đánh giá của WB là chính xác. Ông cho biết, Bangladesh đã thực hiện cải cách thế hệ đầu, đã đặt ra yêu cầu cải cách thế hệ thứ 2, thứ 3, nhưng Bangladesh vẫn chưa bắt đầu cải cách thế hệ thứ hai. Theo ông, Bangladesh đang dần tụt hậu so với các nước khác, trong đó có Việt Nam, và với các chính sách hiện hành, Bangladesh không thể đưa thu nhập bình quân đầu người lên 12.000 USD (tầm nhìn 2041 của Bangladesh).

(ĐSQVN tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here