Kinh tế Bangladesh

0
314

Hôm 21/9/2022, Bản cập nhật về Triển vọng Phát triển Châu Á 2022 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo, trong năm tài chính này (FY23), lạm phát của Bangladesh trung bình là 6,7%, cao hơn so với 6,2% trong FY22 và 5,6% trong FY21. Dự báo mức lạm phát tăng này do nhu cầu trong nước tăng mạnh trong khi giá dầu, khí đốt và hàng hóa toàn cầu tăng cao do gián đoạn nguồn cung do xung

Về tăng trưởng Bangladesh trong năm tài chính này, ADB dự báo xuống 6,6% giảm so với dự báo 7,1% trước đây. “Kinh tế Bangladesh có mức tăng trưởng GDP mạnh 7,2% trong FY22. Tăng trưởng dự kiến ​​sẽ giảm nhẹ xuống 6,6% trong năm tài chính tới, dù vẫn rất cao so với các nước khác trong khu vực”. Theo ADB, suy thoái kinh tế và sự không chắc chắn về cuộc chiến ở Ukraine sẽ làm chậm tăng trưởng ở các điểm xuất khẩu quan trọng, và làm giảm đáng kể động lực và tăng trưởng xuất khẩu trong những tháng tới. Đầu tư công sẽ giảm do các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ. Đầu tư tư nhân thấp hơn.

Thâm hụt thương mại dự báo sẽ tăng lên 37,5 tỷ USD (7,3% GDP) trong FY23 này do nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. Kiều hối sẽ tăng trở lại và dự báo sẽ tăng 9,5%, do số người Bangladesh ra nước ngoài làm việc tăng 253% trong FY22. Mặc dù thâm hụt thương mại lớn hơn, do kiều hối tăng, thâm hụt tài khoản vãng lai được dự báo sẽ giảm nhẹ xuống còn 3,6% GDP trong FY23.

Rủi ro chính đối với triển vọng của Bangladesh là sự suy yếu trong xuất khẩu do sự bất trắc toàn cầu do cuộc chiến kéo dài ở Ukraine, rồi thời tiết bất lợi lâu nay. Theo Giám đốc quốc gia ADB tại Bangladesh: “Những lúc hỗn loạn như thế này cũng là thời điểm tốt để đẩy nhanh các cải cách nhằm cải thiện triển vọng tăng trưởng trong trung hạn”. Cải thiện việc huy động nguồn lực trong nước, khai thác tốt hơn thị trường tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh để thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả trong khu vực tư nhân. Ông cho rằng, những bất ổn trên thị trường năng lượng quốc tế tạo động lực tốt để đẩy nhanh các cải cách nhằm đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu và mở rộng nguồn cung năng lượng tái tạo nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Ông cũng kêu gọi chính phủ tăng cường đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực.

(ĐSQVN tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here