5 phương hướng để đẩy mạnh công tác đối ngoại địa phương

0
477
Ông Bùi Lê Thái, Chánh văn phòng Ban Đối ngoại Trung ương phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20, chủ đề “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương”, phát biểu tại phiên Khai mạc sự kiện, ông Bùi Lê Thái, Chánh văn phòng Ban Đối ngoại Trung ương Từ góc độ riêng của Ban Đối ngoại Trung ương, ông Bùi Lê Thái đã đề xuất 5 phương hướng để đẩy mạnh công tác đối ngoại địa phương trong thời gian tới.

Ông Bùi Lê Thái, Chánh văn phòng Ban Đối ngoại Trung ương phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ông Thái đánh giá, công tác đối ngoại địa phương trong thời gian qua được triển khai toàn diện, đồng bộ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực, ngày càng bài bản và chuyên nghiệp hơn, phát huy được vai trò tiên phong, tham mưu đắc lực cho lãnh đạo địa phương trong việc triển khai công tác đối ngoại tại địa phương; qua đó có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và thành tựu đối ngoại chung của đất nước.

Để thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại này, các địa phương cần khẩn trương cụ thể hóa, xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể theo hướng tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả với từng đối tác, trong từng lĩnh vực, với trọng tâm là lĩnh vực kinh tế, bảo đảm cho các địa phương nói riêng và đất nước nói chung phát triển nhanh và bền vững; đồng thời, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước theo tư duy chiến lược bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”.

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu rộng và triển khai hoạt động đối ngoại theo tinh thần các nghị quyết, chỉ thị của Đảng như Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình mới; Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030; Chỉ thị mới của Ban Bí thư về công tác đối ngoại nhân dân; Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại mới của Bộ Chính trị;…

Thứ haichú trọng triển khai các hoạt động đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân, để cùng với ngoại giao chính quyền tạo thành ba mũi giáp công của mặt trận đối ngoại toàn diện, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của địa phương. Khi tổ chức các hoạt động đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo địa phương, nhất là của đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy, quan tâm thu xếp chương trình hoạt động, tiếp xúc trên cả 3 kênh: Đối ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước và Đối ngoại Nhân dân.

Thứ bađể phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, đề nghị các địa phương xây dựng lộ trình, xác định mục tiêu và có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình.

Chú trọng triển khai thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký với các đối tác. Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác mới cần dựa trên sự đánh giá chính xác khả năng thực hiện, tránh tình trạng ký rồi để đấy, không triển khai, khiến đối tác cảm thấy “khó hiểu” và giảm dần lòng tin đối với ta.

Thứ tư, các cơ quan/đơn vị ngoại vụ địa phương quan tâm phát huy hơn nữa vai trò đầu mối trong quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại của toàn bộ hệ thống chính trị, nâng cao tính thiết thực, hiệu quả các hoạt động đối ngoại; đi đầu trong việc thực hiện đúng các văn bản, quy định của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại;

Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác dự báo tình hình, cập nhật thông tin để đề ra những giải pháp sát, đúng, trúng phù hợp với nhu cầu hợp tác quốc tế của địa phương.

Thứ năm, để đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước được thực hiện hiệu quả, nhất quán từ Trung ương đến địa phương, các bộ, ban, ngành Trung ương sẽ chủ động phối hợp, đồng hành, gắn kết chặt chẽ với các địa phương.

“Trong đó, với nhiệm vụ chức năng của mình, Ban Đối ngoại Trung ương sẽ tiếp tục nghiên cứu để xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên, hiệu quả hơn và thông tin hai chiều thông suốt với các địa phương; sẽ luôn đồng hành cùng các địa phương trong công tác đối ngoại đảng và đối ngoại nhân dân, trong triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng trong lĩnh vực đối ngoại; cũng như luôn sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong các vấn đề cụ thể, đặc biệt là việc thực hiện quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, hướng dẫn, chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân, công tác lễ tân đối ngoại đảng ở địa phương”, ông Bùi Lê Thái khẳng định.

Chu Văn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here