Business Times: Những khó khăn kinh tế Việt Nam cần phải vượt qua trong năm 2022

0
82
[03/07/2013 14:46:15] T?ng giá tr? xu?t kh?u 6 tháng d?u nam 2013 c?a t?nh Ninh Bình d?t 261,2 tri?u USD, tang 39,7% so v?i cùng k? nam tru?c và b?ng 58% k? ho?ch nam. Kim ng?ch xu?t kh?u tang cao ch? y?u do các doanh nghi?p may m?c, giày dép, xi mang... m? r?ng s?n xu?t kinh doanh, duy trì và phát tri?n t?t th? tru?ng xu?t kh?u. Trong ?nh: S?n xu?t hàng may m?c xu?t kh?u sang Hàn Qu?c t?i Công ty TNHH ASIA + (thành ph? Ninh Bình). ?nh: Danh Lam - TTXVN
Trong quý III/2021, lực lượng lao động có 49,1 triệu lượt người, giảm 22 triệu lượt người so với cùng kỳ năm 2020.

Báo cáo của BofA Global Research công bố mới đây có nhận định, hoạt động chế tạo sản xuất tại Việt Nam có thể tiếp tục sụt giảm vào đầu năm 2022, trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh COVID-19, thiếu hụt lao động nhập cư, chi phí nguyên vật liệu cao hơn và tình trạng tồn đọng hàng hóa tại các cảng.

Theo các chuyên gia kinh tế tại BofA Global Research, một số thiệt hại về sản xuất sẽ là lâu dài, đồng thời dự báo Việt Nam có thể ghi nhận mức chênh lệch giữa sản lượng trên thực tế và sản lượng tiềm năng từ 5-10% vào cuối năm 2022. Báo cáo cũng nhận định rằng mức chênh lệch sản lượng số âm- thể hiện sự khác biệt giữa mức độ hoạt động kinh tế trên thực tế và tiềm năng được dự kiến-sẽ là “phù hợp” với triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 và 2023.

Chắc chắn, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục hưởng lợi chính từ việc chuyển hướng các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, đặc biệt là đối với các sản phẩm tiêu dùng đòi hỏi sản xuất nhiều vốn hơn như các sản phẩm điện thoại thông minh và thiết bị gia dụng trong gia đình.

Các chuyên gia của BofA Global Research cũng cho rằng vai trò của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu đã tăng lên khi Việt Nam tiếp nhận “một phần đáng kể sản xuất hàng hóa đòi hỏi nhiều sức lao động” từ Trung Quốc và một số phần trong chuỗi cung ứng các sản phẩm điện tử. BofA Global Research cho rằng các nền kinh tế khác trong khu vực châu Á không thể “sao chép” đầy đủ được vai trò của Việt Nam trong dài hạn.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào sản xuất của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động sản xuất bị gián đoạn do hậu quả từ các đợt bùng phát biến thể Delta của đại dịch COVID-19. Điều này có thể sẽ đánh dấu sự quay trở lại hoạt động sản xuất tạm thời tại Trung Quốc, cũng như việc chuyển dịch dài hạn sang các nước ASEAN khác, chẳng hạn như Indonesia, Philippines và Campuchia, nơi chi phí thấp hơn có thể thúc đẩy sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều lao động như mặt hàng quần áo và giày dép.

Báo cáo của BofA cho thấy một số nhà sản xuất may mặc thương hiệu toàn cầu và các nhà cung cấp cho biết các nhà máy của họ tại Việt Nam có thể phục hồi công suất tối đa vào tháng 12/2021 để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong mùa lễ hội cuối năm. Tuy nhiên, theo BofA Global Research, dự báo này có thể là “quá lạc quan” vì “sẽ khó thu hẹp khoảng cách từ 10-20% về năng lực sản xuất nếu tình trạng thiếu lao động vẫn tiếp diễn”.

Bên cạnh tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 còn thấp và việc mở cửa trở lại không giống nhau giữa các vùng của Việt Nam, các chuyên gia của BofA Global Research cũng ngụ ý về khả năng Việt Nam sẽ gặp “những khó khăn về lao động” do những người lao động di cư có thể sẽ trì hoãn việc quay trở lại làm việc cho đến sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán vào đầu tháng 2/2022.

Theo Thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính từ đầu năm 2021, COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hàng chục triệu lao động. Trong quý III, người lao động bị tác động nhiều nhất, với 4,7 triệu lao động bị mất việc làm, 14,7 triệu lao động tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; trên 10 triệu lao động giảm giờ làm, tạm dừng việc làm. Đặc biệt, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng rất nặng nề, trong đó 4,59% lao động vùng Đông Nam bộ có và 44,7% lao động vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do ngừng việc, giãn việc, nghỉ việc.

Nguồn cung lao động bị suy giảm. Trong quý III/2021, lực lượng lao động có 49,1 triệu lượt người, giảm 22 triệu lượt người so với cùng kỳ năm 2020. Lao động có việc làm là 47,2 triệu người, giảm 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm 2020. Về cơ cấu việc làm và chuyển dịch bị đảo chiều. Tiền lương thu nhập giảm, đời sống công nhân lao động gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao…

Thu Hằng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here