VES: Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 từ 0.2% – 1.8% tùy kịch bản

0
91
(minh hoạ)
Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 từ 0.2% – 1.8% tùy kịch bản tốt hay xấu.

Theo dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS), tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 được dự báo đạt 0,2% ở kịch bản thấp và 1,8% với kịch bản cao.

Theo đó, ở Kịch bản cao: Việt Nam thống nhất được các biện pháp thích ứng với tình hình dịch bệnh và đảm bảo được sản xuất và lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy từ quý IV/2021. Từ đó, các hoạt động sản xuất và tiêu dùng trên cả nước phục hồi một cách chậm chạp nhưng phải tích cực. Trong nửa đầu quý IV/2021, các trung tâm kinh tế cần hoàn thành kế hoạch tiêm chủng và mở rộng ra các tỉnh trong những tháng cuối năm. Ngoài ra, tình trạng phong tỏa, cát cứ trong quý III/2021 sẽ không lặp lại.

Với kịch bản này, GDP năm 2021 ước đạt 1,8% với tăng trưởng các lịch vực như sau: nông, lâm và thủy sản (2,5%), công nghiệp và xây dựng (4%), và dịch vụ (0%).

Kịch bản thấp, Chính sách còn thiếu đồng bộ, cũng như dịch bệnh có khả năng tái phát lại ở một số địa phương dẫn đến phải thực hiện hạn chế đi lại, tình hình chưa có cải thiện đáng kể trong năm 2021.

Với kịch bản thấp, nếu tình trạng “đóng-mở” lặp lại ở một số địa phương sẽ làm tăng tính bất định cho sản xuất. Ngoài ra, các đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do đứt gãy chuỗi cung ứng.

Trong kịch bản thấp, VESS dự đoán thiếu hụt lao động diễn ra đến hết quý I/2022 có thể gây ảnh hưởng đến quỹ đạo phục hồi nền kinh tế. Thêm nữa, chi phí sản xuất tăng cao khiến nhiều ngành thu hẹp, đồng thời nhiều doanh nghiệp tiếp tục đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng.

Ở kịch bản này, GDP Việt Nam được dự báo đạt 0,2%, trong đó tăng trưởng các lịch vực như sau: nông, lâm và thủy sản (1,4%), công nghiệp và xây dựng (1%), và dịch vụ (-0,7%).

Tại buổi nói chuyện Chủ đề “Đánh giá tình trạng kinh tế Việt Nam 2021 và dự báo những rủi ro trong năm 2022”, các chuyên gia VESS cho biết, hiện sức chịu đựng của doanh nghiệp đã quá giới hạn, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ, đầu tư và tiêu dùng theo đó cũng bị đứt gãy, suy giảm trầm trọng. Mặc dù, Chính phủ đã đưa ra quyết sách sống chung an toàn với dịch COVID-19 nhưng nhiều địa phương vẫn duy trì các điều kiện chống dịch nghiêm ngặt. Do thiếu nguồn lao động, thiếu vốn, việc doanh nghiệp mở cửa sản xuất trở lại sẽ có độ trễ từ 1 – 2 tháng, thậm chí lâu hơn. Trong khi đó, tình hình thế giới, giá nguyên liệu tăng khiến nguy cơ lạm phát tiềm ẩn, giá lương thực thực phẩm tăng trở lại do thiếu nguồn cung, cầu mở rộng, ảnh hưởng của thiên tai, mưa lũ bão lụt….

Nguyên nhân cho tình hình hiện nay là do dịch bùng lên khiến Việt Nam lỡ nhịp hồi phục từ cuối năm 2020, thời điểm đó Việt Nam là điểm sáng tăng trưởng. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc Việt Nam chậm chiến lược tiêm vaccine có thể dẫn tới mất lợi thế tương đối. “Nếu như 2020 chúng ta đang có lợi thế chưa bị ảnh hưởng nặng nề thì cần chuẩn bị vắc-xin để khi dịch bùng lên, chúng ta tiêm chủng ngay sẽ ít bị thiệt hại hơn”.

Đại diện nhóm nghiên cứu VES đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam để có thể ổn định kinh tế trong thời gian tới.

Thứ nhất, Việt Nam cần ưu tiền đẩy nhanh tiến độ và quy mô tiêm chủng tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Từ đó, vấn đề khai thông đi lại và lưu thông hàng hóa có thể được giải quyết.

Thứ hai, Chính phủ cần đưa ra các gói tài khóa tập trung vào củng cố hạ tầng, trang thiết bị ngành y tế và lực lượng y bác sĩ. Đồng thời, người lao động mất việc cần được hỗ trợ ngay. Ngoài ra, các lãnh đạo tỉnh cũng cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tiếp nhận người lao động quay trở lại địa phương trên toàn quốc.

Thứ ba, Việt Nam cần đưa ra chính sách tiền tệ thích ứng để đáp ứng được nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đức Thành có lưu cần kiểm soát tăng trưởng cung tiền quanh mức 10% cũng như đi kèm các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải.

Cuối cùng, các lãnh đạo cần nhất quán trong các phát ngôn về điều hành kinh tế, kiên định với các nguyên tắc kinh tế thị trường đã được xác lập.

Chu Văn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here