Đại dịch ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của Bangladesh

0
107
(Internet)
(Internet)

Theo nghiên cứu “Cơ hội trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Bangladesh” do LightCastle Partners và Larive International thực hiện từ tháng 1-3 năm nay, mặc dù có tiềm năng, ngành nuôi trồng thủy sản ở Bangladesh đã bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch, chủ yếu do giá thức ăn cho cá tăng và nhu cầu thấp. 64% những người được hỏi cho biết nguồn cung cấp thức ăn cho cá và các mặt hàng liên quan đến nuôi trồng thủy sản đã bị gián đoạn do hạn chế giao thông đi lại. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho biết, người nuôi bị buộc phải bán cá với giá thấp do sức mua của người dân giảm. Chi phí thức ăn cho cá lại tăng quá mức dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao hơn so với thông thường trước đó.

Bùng phát virus gây ra rắc rối lớn cho thị trường cá, các trang trại phải đối mặt với thiệt hại gia tăng do thu hoạch trễ, thị trường vẫn còn nhiều biến động do ảnh hưởng của gián đoạn chuỗi cung ứng, nhu cầu nội địa, xuất khẩu tôm giảm mạnh và giá giống tăng.

Nghiên cứu cho biết, những người nuôi cá Bangladesh đã sản xuất 4,38 triệu tấn cá trong năm tài chính 2018-19. Nghiên cứu dự báo mức tiêu thụ cá bình quân đầu người hàng năm của Bangladesh sẽ tăng lên 23,1 kg vào năm 2025 từ 21,8 kg vào năm 2019, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng sản lượng cá dự kiến lên 5,67 triệu tấn vào năm 2024, mức tăng trưởng năm là 5,2%/năm.

Nghiên cứu kiến nghị cung cấp khoản vay ngân hàng cho người nuôi cá, tăng cường các biện pháp khuyến khích của chính phủ và thực hiện các biện pháp phù hợp, giảm giá thức ăn cho cá, đào tạo thích hợp cho người nuôi trồng, duy trì chuỗi cung ứng và đảm bảo quản lý thị trường thông suốt.

Nghiên cứu xác định việc thiếu giống chất lượng, sức khỏe vật nuôi kém, nguồn thức ăn chất lượng thấp, tổn thất sau thu hoạch và các cơ sở dây chuyền lạnh kém phát triển là những điểm nghẽn chính của ngành.

 (Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here