Tin Kinh tế Mỹ

0
48
(AFP)
(AFP)

1. Bà Yellen đưa ra chương trình nghị sự táo bạo về biến đổi khí hậu, kêu gọi mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2035

Theo CNBC, ngày 20/4/2021, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã kêu gọi cùng thực hiện mục tiêu tham vọng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ, từ các doanh nghiệp phát thải ô nhiễm đến các tổ chức tài chính.

Bà Yellen đã nêu ra tầm quan trọng của hợp tác công – tư để cắt giảm lượng khí thải và đưa thế giới hướng tới một tương lai xanh hơn. “Tổng thống Biden đã vạch ra một chiến lược đầy tham vọng để chuyển nước Mỹ sang giai đoạn không phát thải và huy động toàn bộ chính phủ để đạt được mục tiêu đó”. “Tại Bộ Tài chính, mục tiêu của chúng tôi là áp dụng cách tiếp cận “toàn bộ chính phủ” này và biến nó thành cách tiếp cận “toàn bộ nền kinh tế”.

Trong số các sáng kiến ​​có việc đề ra Tiêu chuẩn điện sạch nhằm đạt được mục tiêu sản xuất điện không có các-bon vào năm 2035. Kế hoạch này loại bỏ trợ cấp thuế đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch và sẽ cung cấp các khoản tài trợ và ưu đãi cho xe điện.

Đối với Cục Dự trữ Liên bang, bà Yellen cho biết cần xác định các tài sản có nguy cơ rủi ro trước các thảm họa khí hậu tiềm tàng. Từ đó, các tổ chức sẽ được kêu gọi để đưa ra cách chuẩn bị để xử lý những rủi ro đó. Bà cho rằng những động thái này đang ở giai đoạn đầu và sẽ rất khó để đo lường, nhưng thúc đẩy là cần thiết.

Một số đảng viên Cộng hòa cho rằng cách tiếp cận này vượt quá phạm vị của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Yellen cho biết chính quyền quyết tâm giải quyết vấn đề và làm việc với các đối tác toàn cầu. “Chúng tôi cam kết hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế của mình – đặc biệt là các nước phát thải lớn khác, chẳng hạn như các nước Châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc – với trách nhiệm chung là thực hiện các biện pháp giảm phát thải đầy tham vọng.

2. Tổng thống Biden chuẩn bị khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu trong bối cảnh Mỹ ngày càng chú trọng các hoạt động thương mại xanh hơn

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết việc chống lại biến đổi khí hậu nằm trong ưu tiên chính sách thương mại của chính quyền Biden, điều này khiến cho hội nghị thượng đỉnh về khí hậu trực tuyến của Tổng thống được cộng đồng thương mại đặc biệt quan tâm.

Ông Biden đã mời hơn 40 nhà lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo vào ngày 22-23/4/2021, gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Thủ tướng Anh Boris Johnson. Chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh đề cập đến các lĩnh vực, kể cả chính sách thương mại, xem xét các lợi ích kinh tế của hành động khí hậu và thúc đẩy phát triển các công nghệ chuyển đổi để giảm lượng khí thải.

Trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách USTR vào tuần trước tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ, bà Tai đã đặt vấn đè khí hậu làm trọng tâm của USTR. “Khoa học chỉ ra rằng cánh cửa cơ hội để ngăn chặn một phản ứng dây chuyền môi trường thảm khốc trên hành tinh của chúng ta đang đóng lại nhanh chóng,” “Thách thức này phải là trung tâm của chính sách đối ngoại, chính sách an ninh quốc gia và chính sách kinh tế của Mỹ. USTR nằm ở giao điểm của cả ba lĩnh vực”.

Trong khi thương mại không được đề cập rõ ràng trong chương trình nghị sự cho hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo, có một số vấn đề thương mại mà Nhà Trắng cho biết sẽ được thảo luận. Ví dụ, việc gia hạn các cuộc đàm phán Hiệp định Hàng hóa Môi trường bị đình trệ lâu nay tại Tổ chức Thương mại Thế giới có thể đòi hỏi một cam kết chính trị cấp cao. Một số thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện đang thúc đẩy Biden tham gia lại vào các cuộc đàm phán này.

Bà Tai tuần trước cũng nói “phát triển công nghệ, hàng hóa, dịch vụ môi trường, sáng tạo và xây dựng chuỗi cung ứng quốc tế chiến lược cho thương mại sẽ là chìa khóa”, và là một trong những chủ đề của cuộc họp thượng đỉnh.

Tại cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật tuần trước, Nhà Trắng cho biết 2 bên đã đồng ý “Hợp tác và hỗ trợ đổi mới, phát triển và triển khai các công nghệ năng lượng sạch như năng lượng tái tạo và công nghệ tiết kiệm năng lượng”, dự trữ năng lượng và pin. Mỹ và Nhật Bản cũng đồng ý hợp tác về công nghệ thông tin và truyền thông liên quan biến đổi khí hậu. Tuần này, Tổng thống Biden đã thăm trực tuyến một cơ sở sản xuất pin điện ở Nam Carolina.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here