Tin Kinh tế Mỹ

0
71
(AFP)
(AFP)

1. Kế hoạch mới của Mỹ nhằm cạnh tranh và chấm dứt việc Trung Quốc lũng đoạn thị trường kim loại đất hiếm

CNBC trích báo cáo của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ năm 2019 Trung Quốc là nước xuất khẩu đến 80% đất hiếm trên thị trường thế giới. Trong những thập kỷ trước, Mỹ đã chiếm phần lớn thị phần, nhưng tình hình đã thay đổi khi áp lực bảo vệ môi trường gia tăng ở trong nước, giá nhân công ở nước ngoài rẻ hơn đã đưa ngành sản xuất kim loại đất hiếm nước ngoài.

Kim loại đất hiếm thực sự dồi dào nhưng việc chiết xuất, xử lý và tinh chế rất phức tạp vì những lý do kỹ thuật và môi trường. 17 nguyên tố từ kim loại đất hiếm được chia thành các nhóm đất hiếm nhẹ và đất hiếm nặng. Đất hiếm nặng gồm các kim loại như dysprosi và terbi, đóng một vai trò quan trọng trong quốc phòng, công nghệ và xe điện. Neodymium và praseodymium là một số nguyên tố đất hiếm nhẹ rất quan trọng trong các sản phẩm như động cơ, tuabin và thiết bị y tế. Nhu cầu về đất hiếm bùng nổ trong những năm gần đây với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu xe điện tăng cao.

Chính quyền Biden đang tập trung các khoản đầu tư lớn vào công nghệ, hạ tầng; nỗ lực nhằm trở thành nước thống trị trong chuỗi cung ứng đất hiếm, đủ năng lực sản xuất một số nguyên liệu quan trọng nhất liên quan đến xe điện, pin, hệ thống năng lượng tái tạo…. Gói đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ USD của Tổng thống Biden đang hướng vào lĩnh vực điện, vận tải, xây dựng, công nghiệp bán dẫn ở Mỹ. Bộ Năng lượng Mỹ cũng công bố sáng kiến ​​trị giá 30 triệu USD để đảm bảo chuỗi cung ứng nội địa của Mỹ về đất hiếm và các khoáng chất quan trọng khác trong sản xuất pin như coban và lithium.

Bà Jane Nakano, thành viên cấp cao tại Chương trình An ninh Năng lượng và Biến đổi Khí hậu cho biết: “Về mặt kỹ thuật, có thể xây dựng lại toàn bộ chuỗi cung ứng bởi vì Mỹ từng có cơ sở này”. Việc khai thác đất hiếm đang diễn ra ở các bang như Wyoming, Texas và California. Một số công ty có kế hoạch “khôi phục toàn bộ chuỗi cung ứng đất hiếm” cho Mỹ, bao gồm cả tinh chế và phân tách, và sản xuất nam châm vào năm 2025.

Lynas Corporation, một trong những doanh nghiệp của Úc, sản xuất đất hiếm lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, gần đây đã nhận được 30,4 triệu USD tài trợ từ Lầu Năm Góc để xây dựng một cơ sở chế biến đất hiếm nhẹ ở Texas và có hợp đồng hợp tác với Blue Line Corp., có trụ sở tại Texas, để xây dựng cơ sở tách đất hiếm nặng. Việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng vật liệu là điều quan trọng để tạo ra thị trường cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các công nghệ của thế kỷ 21.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đất hiếm đòi hỏi Mỹ đạt được “mức sản xuất lớn” và thời gian xây dựng một chuỗi khai thác và sản xuất có thể mất tới một thập kỷ” bà Nakano nói. Cách tốt nhất hiện nay là hợp tác với các đồng minh, chẳng hạn như Liên minh châu Âu, để giảm bớt sự phụ thuộc vào các đối thủ như Trung Quốc.

2. Bà Katherine Tai chọn cựu cố vấn thương mại Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện cho vị trí cố vấn cấp cao

Ngày 19/4/2021, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đã thông báo chỉ định bà Elizabeth Baltzan, cựu cố vấn thương mại của Ủy ban Tài chính và Thuế vụ  Hạ viện, vào vị trí cố vấn cấp cao tại USTR. Bà Tai cho rằng “bà Baltzan có nhiều kinh nghiệm về chính sách kinh tế và thương mại và sẽ có nhiều đóng góp cho USTR trong nỗ lực mở rộng cơ hội kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh của nước Mỹ”, “thúc đẩy chính sách thương mại lấy người lao động là trung tâm”.

Baltzan, một luật sư thương mại lâu năm của đảng Dân chủ, luôn ủng hộ thương mại “công bằng” hơn, nhấn mạnh nỗ lực của chính quyền Biden nhằm cân bằng chính sách thương mại với cam kết giải quyết bất bình đẳng. Năm 2019, Baltzan đã vận động hàng tháng tại Washington để các đảng viên Dân chủ hướng đến một khuôn khổ thương mại được gọi là Hiến chương Havana. Tháng 10/2020, bà có bài báo “Hiệp định thương mại hiện đại: Hướng tới một mô hình mới cho các hiệp định thương mại”, lập luận về “một chế độ thương mại bình đẳng hơn với mục đích bao trùm là thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa các bên”. Trước đây, bà cũng từng có thời gian làm việc với tư cách là luật sư tại USTR.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here