1. Nghị sỹ đảng Dân chủ kêu gọi chính quyền hành động mạnh mẽ hơn chống lại việc nhập khẩu thủy sản có liên quan IUU Fishing
Hai nghị sĩ chủ chốt của Đảng Dân chủ đang kêu gọi các biện pháp thực thi mạnh mẽ hơn đối với việc nhập khẩu hải sản bị đánh bắt bằng cách đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát sau khi Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) công bố một báo cáo cho thấy 11% nhập khẩu thủy sản của Mỹ có nguồn gốc bất hợp pháp.
Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thuế, Richard Neal (D-MA) và Chủ tịch Tiểu ban thương mại Earl Blumenauer (D-OR) đã đưa ra tuyên bố liên quan báo cáo về IUU Fishing do ITC thực hiện vào tháng trước và công bố trong tuần này.
Báo cáo cho thấy năm 2019 một lượng nhập khẩu thủy sản trị giá 2,4 tỷ USD vào Mỹ đến từ khai thác thủy sản có nguồn gốc IUU fishing – chiếm 11% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Ông Neal chỉ ra Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada như một bước khởi đầu cho việc thực thi đánh bắt cá hợp pháp. Hiệp định này cấm trợ cấp cho các tàu tham gia đánh bắt IUU fishing và yêu cầu kiểm tra hải quan nhiều hơn để chống lại hành vi này. “Bằng cách xây dựng các nguyên tắc dựa trên USMCA, tăng cường truy tìm chuỗi cung ứng thủy sản và ngăn chặn các hoạt động đánh bắt IUU, chúng ta có thể bảo vệ tốt hơn các đại dương và cuối cùng đảm bảo người Mỹ được ăn các món thủy sản an toàn, hợp pháp.”
Ông Blumenauer đặc biệt kêu gọi các hành động thực thi, cho rằng đánh bắt IUU không chỉ gây hại cho môi trường mà còn cho ngành công nghiệp trong nước. “Thật không may, quá nhiều hải sản bất hợp pháp hiện đang tràn vào Mỹ, làm suy yếu ngành đánh bắt cá của Mỹ và khiến người tiêu dùng gặp rủi ro,” Blumenauer nói. “Rõ ràng là chúng ta cần các tiêu chuẩn thực thi mạnh mẽ hơn để bảo vệ các cá nhân, người lao động và môi trường đánh bắt cá”.
Báo cáo của ITC chỉ ra Trung Quốc, Nga, Mexico, Việt Nam và Indonesia là “những nước xuất khẩu tương đối đáng kể các sản phẩm khai thác hải sản IUU” vào thị trường Mỹ.
Báo cáo cũng đề cập đến nạn lao động cưỡng bức trên tàu đánh cá, một chủ đề mà một số thượng nghị sĩ nêu ra trong phiên điều trần của Ủy ban Tài chính Thượng viện về lao động cưỡng bức vào tuần trước.
Cùng với những nỗ lực trong nước, Mỹ đang thúc đẩy một thỏa thuận đầy tham vọng của Tổ chức Thương mại Thế giới nhằm hạn chế các khoản trợ cấp nghề cá, bao gồm cả việc cấm các khoản trợ cấp góp phần vào việc đánh bắt thủy sản liên quan IUU fishing và đánh bắt quá mức.
2. Ngoại trưởng Antony Blinken: các cuộc thảo luận với các quan chức Trung Quốc về thương mại, công nghệ rất ‘thẳng thắn’
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã tổ chức một cuộc thảo luận “rất thẳng thắn” về một loạt các vấn đề, bao gồm cả thương mại và công nghệ, trong cuộc họp trực tiếp đầu tiên ở Alaska, theo lời Ngoại trưởng Antony Blinken.
Ông Blinken nói với các phóng viên sau khi cuộc họp kết thúc vào thứ Sáu: “Chúng tôi cũng có thể có một cuộc trò chuyện rất thẳng thắn trong nhiều giờ qua. Về kinh tế, thương mại, công nghệ, chúng tôi đã nói với phía Trung Quốc rằng chúng tôi đang xem xét các vấn đề này với sự tham vấn chặt chẽ với Quốc hội, với các đồng minh và đối tác của chúng tôi. Và sẽ nỗ lực bảo vệ và nâng cao lợi ích của người lao động và doanh nghiệp của chúng tôi”.
Trong khi đó, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao đã than phiền về cái gọi là “những bài thuyết trình ngoại giao phô trương” của các quan chức Trung Quốc.
Blinken cho biết Mỹ có sự ủng hộ rộng rãi toàn cầu đối với những nỗ lực đối đầu với các hành động của Trung Quốc, bao gồm cả “sự ép buộc kinh tế đối với các đồng minh của Mỹ”.
Trong khi đó, ông Dương Khiết Trì nhấn mạnh: “Phần lớn các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc nói rằng môi trường kinh doanh của Trung Quốc là tốt và không ai buộc họ phải ở lại Trung Quốc. Họ nhận thấy lợi nhuận và những cơ hội to lớn ở Trung Quốc. Đó là lý do tại sao họ ở lại Trung Quốc. Và tôi tin rằng đối với hai quốc gia chúng ta, trong hoàn cảnh mới, chúng ta cần tăng cường giao tiếp, quản lý những khác biệt và mở rộng hợp tác thay vì đối đầu”.
(Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ)