Xuất khẩu tôm, cua của Bangladesh giảm mạnh giữa dịch Covid-19

0
144
(Internet)
(Internet)

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cua đang phải đối mặt với nhiều thách thức do sự gián đoạn gây ra của đại dịch Covid-19. Đại dịch đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng cá tươi và đông lạnh toàn cầu trong hơn một năm qua. Người trong ngành cho biết nhu cầu đối với cá tươi và đông lạnh đã giảm đáng kể trên toàn thế giới do các nhà hàng hầu như vẫn đóng cửa, các nước xuất khẩu cá tươi và đông lạnh giảm tới 50%.

Thu nhập xuất khẩu tôm trong 8 tháng của năm tài chính hiện tại (2020-21) giảm 18,31%, xuất khẩu cua giảm 53,37% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khoảng thời gian từ tháng 7/20 đến tháng 2/21, Bangladesh đã xuất tôm trị giá 224,61 triệu USD và cua chỉ được 9,82 triệu USD.

Các nước EU và Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Bangladesh. Các nguồn tin từ Hiệp hội các nhà xuất khẩu thực phẩm đông lạnh Bangladesh (BFFEA) cho biết, đơn hàng từ các nước lớn này vẫn chậm kể từ tháng 3 năm ngoái, trong khi xuất khẩu sang các nước như Nga, Pháp, Bồ Đào Nha, Anh và Bỉ rất ít.

Chủ tịch BFFEA Kazi Belayet Hossain cho biết nhu cầu về tôm đã giảm mạnh trên khắp thế giới, một lượng lớn đơn đặt hàng đã bị hủy bỏ và sản lượng đang bị giảm. Trước thực tế ngành tôm của nước này đang gặp rất nhiều khó khăn, đang tìm kiếm sự hỗ trợ của chính phủ để “giữ cho lĩnh vực đang phát triển mạnh này tồn tại trong cuộc khủng hoảng này”.

Xuất khẩu cua và lươn cũng bị khủng hoảng. Lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc đã đẩy các nhà sản xuất và xuất khẩu cua và lươn vào tình thế bấp bênh. Trung Quốc là điểm đến chính của cua và lươn của Bangladesh. Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu cua và lươn từ Bangladesh với lý do có quá nhiều dư lượng chất độc hại. Bày tỏ sự lo ngại, các nhà xuất khẩu thực phẩm tươi sống và đông lạnh cho biết lệnh cấm của Trung Quốc đang phá hủy toàn bộ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.

BLCFEA gần đây đã đề nghị các cơ quan có liên quan thực hiện các bước cần thiết để nối lại xuất khẩu cua và lươn sống sang Trung Quốc. Hiệp hội cũng đã tìm kiếm sự can thiệp của Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục xuất khẩu sang Trung Quốc. Kazi Mahbubul Alam, Tổng thư ký BLCFEA, cho biết nếu lệnh cấm tiếp tục, các doanh nghiệp trong lĩnh vực đang phát triển này sẽ bị phá hủy.

Trung Quốc chiếm khoảng 85% xuất khẩu cua và lươn của Bangladesh. Phần còn lại được xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan, Bỉ, Anh, Hà Lan, Đức và Úc.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here