Kinh tế Mỹ

0
43
(CNN)
(CNN)

1. Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ thúc giục các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo

Phát biểu với các lãnh đạo dầu mỏ ủng hộ tiếp tục sản xuất dầu và khí đốt, ông John Kerry kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh sự phát triển nguồn khí hydro, giảm carbon và phát triển các công nghệ khác có thể giảm lượng khí thải.

Đại dịch corona virus đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nhiên liệu tái tạo và điện khí hóa các ngành năng lượng. Các công ty lớn trên toàn cầu đã và đang nỗ lực giảm sản xuất các loại nhiên liệu làm trái đất nóng lên. Ông cho biết, tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo toàn cầu vào ngày 22/4 tới đây, Mỹ sẽ công bố mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính mới trong thập kỷ tới.

Trong bài phát biểu của mình, ông Kerry cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở Mỹ để đẩy nhanh mạng lưới năng lượng tái tạo. Ông cho rằng các bang như Texas đang chống lại việc hiện đại hóa mạng lưới điện của Mỹ. Ông Kerry nói “chúng ta cần phải có một lưới điện thông minh. Điều đó sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản tiền khổng lồ, giảm lượng khí thải và tạo ra năng lực đáp ứng được các yêu cầu sản xuất”.

2. Các hãng hàng không Mỹ đang chuẩn bị phục hồi du lịch trong vài tháng tới

Một số hãng hàng không đang mua máy bay mới, một số hãng khác đào tạo phi công và bổ sung nhân viên. Theo Bộ Giao thông vận tải, các hãng hàng không Mỹ đã thua lỗ hơn 35 tỷ USD trong năm ngoái và lượng hành khách giảm hơn 60% so với năm 2019 xuống còn khoảng 370 triệu người, mức thấp nhất kể từ năm 1984. Theo Nick Calio, giám đốc điều hành của tổ chức Airline for American, các hãng hàng không đang lỗ 150 triệu USD mỗi ngày.

Với việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 được cải thiện và số lượng các ca nhiễm Covid-19 mới đã giảm, các hãng hàng không đã bắt đầu thấy những dấu hiệu hồi phục. Tuần trước, Hạ viện đã thông qua gói cứu trợ Covid trị giá 1,9 nghìn tỷ USD, trong đó khoản hỗ trợ trả lương đợt 3 trị giá 14 tỷ đô la cho các nhân viên ngành hàng không. Nếu được thông qua, gói cứu trợ sẽ giúp giảm khó khăn của ngành hàng không trong nửa đầu năm nay.

Các hãng hàng không giá rẻ như Spirit Airlines và Allegiant Travel Co. là lạc quan nhất. Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch, Spirit có kế hoạch bắt đầu đào tạo phi công và tiếp viên mới trong tháng này. Thậm chí các hãng hàng không lớn mà đã tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian đại dịch cũng đang nhìn thấy một số điểm sáng như nhu cầu đi lại trong kỳ nghỉ xuân tăng hơn kỳ vọng cũng như nhu cầu tìm kiếm đặt phòng cho mùa hè. United Airline cho biết họ đang tăng đơn đặt hàng mua máy bay Boeing 737 Max để đáp ứng nhu cầu cho năm 2022 và 2023. Delta Airline cho biết đã thấy nhu cầu đi lại trong thời gian tới và trong mùa hè tăng lên đáng kể; đồng thời hãng cũng muốn tất cả khoảng 1.700 phi công quay trở lại làm việc vào tháng 10/2021.

Sự thay đổi sẽ không diễn ra ngay lập tức do những hạn chế đi lại dự kiến vẫn tiếp tục trước khi có nhiều người được tiêm chủng hơn. Ước tính các hãng hàng không của Mỹ sẽ phải đến năm 2023 hoặc 2024 để đạt được lượng hành khách như năm 2019.

3. Nhập khẩu của Mỹ tăng tốc độ tối đa cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế không đồng đều

Tốc độ gia tăng nhập khẩu của kinh tế Mỹ không có dấu hiệu chậm lại, gây tắc nghẽn các cảng của Mỹ và cho thấy đại dịch vẫn đang gây ra mất cân bằng trong sự phục hồi toàn cầu.

Theo dữ liệu tổng hợp của John McCown, người sáng lập Blue Alpha Capital, số lượng container vận chuyển nhập khẩu qua 10 cảng lớn nhất của Mỹ đã tăng 12,5% trong tháng 1 so với một năm trước sau khi tăng 23% trong tháng 12/2020 và tăng 25% vào tháng 11/2021, nhưng xuất khẩu của Mỹ lại không có sự bùng nổ tương tự. Số lượng container xuất đi trong tháng 1/2021 giảm 7,6% so với một năm trước và là tháng giảm thứ 12 liên tiếp.

Sự khác biệt này thể hiện rõ trong số liệu của Bộ Thương mại, với mức thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đã tăng lên 83,74 tỷ USD vào tháng 1/2021, mức lớn kỷ lục thứ hai từ năm 1989, khi giá trị nhập khẩu đạt mức đỉnh mới. Hàng hóa đường biển vẫn đổ vào Mỹ, ngay cả trong những tuần sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở châu Á.

Khi nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ được hỗ trợ bởi gói kích thích tài khóa tiếp tục tăng trưởng và nhiều công ty Mỹ cố gắng tích trữ thêm hàng tồn kho để tăng cường chuỗi cung ứng, thì các động lực khác của kinh tế toàn cầu như lĩnh vực dịch vụ vẫn phục hồi rất chậm chạp.

Theo Alan Murphy, Giám đốc điều hành  của nhà cung cấp dữ liệu và phân tích Sea Intelligent thì “Sự mất tương quan này phản ánh sự phục hồi đang diễn ra theo hình chữ K, trong đó một số bộ phận của nền kinh tế đã phục hồi nhanh hơn nhiều so với dự kiến, như vận tải container, trong khi các bộ phận khác của nền kinh tế vẫn ở trong tình trạng ảm đạm”.

Brian Sondey, Giám đốc điều hành của công ty Triton International Ltd có trụ sở tại Bermuda cho biết “đang chứng kiến ​​một sự mất tương quan bất thường giữa tăng trưởng kinh tế – hiện đang thấp hơn mức trước đại dịch và tăng trưởng thương mại – hiện đang cao hơn nhiều mức trong đại dịch” và ông dự đoán thương mại sẽ tăng khá mạnh vào Quý 2/2021.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here