Bangladesh nằm trong số những nền kinh tế có khả năng phát triển nhanh nhất trong năm 2021

0
83
(Internet)
(Internet)

Theo bản cập nhật về triển vọng của các nền kinh tế cận biên (frontier economy) châu Á của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), Bangladesh và Việt Nam thuộc 6 thị trường cận biên (frontier market) của châu Á dự kiến ​vẫn ​sẽ nằm trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới năm 2021.

Theo Wikipedia, thị trường cận biên là một thuật ngữ để chỉ một loại thị trường kinh tế của một nước đang phát triển, phát triển hơn so với một nước kém phát triển, nhưng quá nhỏ, rủi ro hoặc kém thanh khoản để có thể được xếp vào loại nền kinh tế thị trường mới nổi. Một thị trường như vậy cũng mang quá nhiều rủi ro cố hữu. Trên toàn cầu, có 27 quốc gia thuộc loại này.

IIF cho biết nhu cầu trong nước tăng và các ngành sản xuất mạnh, cùng với xuất khẩu tăng trở lại, sẽ là động lực tăng trưởng chính cho kinh tế Bangladesh trong năm nay. Suy thoái kinh tế đã giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, tạo điều kiện áp dụng các chính sách tiền tệ mở rộng và ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất và thực hiện các biện pháp bổ sung để tăng thanh khoản.

Nghiên cứu dự đoán lạm phát của Bangladesh trong năm 2021 có thể vẫn cao hơn mục tiêu đề ra. “Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục duy trì ở mức gần với các mục tiêu của chính quyền đề ra trong năm 2021, với giả định rằng giá dầu tiếp tục giảm và giá lương thực nhìn chung ổn định”. Lạm phát ở Việt Nam được dự báo sẽ ở mức dưới 4,0% do nhu cầu thấp.

Các thị trường cận biên châu Á đã cung cấp hỗ trợ tài chính đáng kể để chống đỡ tác động của Covid-19. Bangladesh đã cấp hơn 1,0 nghìn tỷ Tk để thúc đẩy nền kinh tế trong nước.

IIF dự báo thâm hụt ngân sách cao ở 3 quốc gia, trong đó có Bangladesh, trong năm 2021 do tăng cường chi tiêu cho cứu trợ và phục hồi sau đại dịch, chi tiêu vốn ổn định và thuế thu giảm.

IIF nhận thấy: “Ở Bangladesh và Việt Nam, rủi ro về nợ là thấp. Chúng tôi dự đoán tỷ lệ nợ trên GDP dự kiến ​​lần lượt là 40% và 57% vào cuối năm nay”.

Cả Bangladesh và Việt Nam đều kiên cường trước những cú sốc của Covid-19 hơn nhiều thị trường mới nổi và các thị trường cận biên không thuộc châu Á.

Bangladesh và Việt Nam là một trong số ít quốc gia có thể duy trì tăng trưởng vào năm 2020, trong đó Việt Nam đã ngăn chặn thành công đại dịch.

IIF cho biết thâm hụt tài khoản vãng lai của Bangladesh tương đối nhỏ. Kiều hối tăng mạnh một cách đáng ngạc nhiên vào năm 2020 vì các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội có thể đã khiến người lao động nhập cư chuyển tiền về nước.

Tuy nhiên, sự bùng phát trở lại đáng kể của đại dịch trong những tháng gần đây có thể ảnh hưởng đến triển vọng thu nhập.

Các nước châu Á cận biên đã trải qua sự suy giảm kinh tế ít nghiêm trọng hơn so với các nền kinh tế mới nổi và cận biên khác, có thể là do nhân khẩu học thuận lợi và các cải cách cơ cấu được thực hiện trong quá khứ. Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn từ sự tái phát của Covid-19 trên toàn cầu cũng như các yếu tố cụ thể của từng quốc gia.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here