Bangladesh soạn thảo hướng dẫn cho các dự án điện gió

0
79
(Mahmud Hossain Opu/Dhaka Tribune)
(Mahmud Hossain Opu/Dhaka Tribune)

Các quan chức cho biết chính phủ đã công bố dự thảo hướng dẫn lắp đặt các nhà máy điện gió trên bờ biển như một phần trong nỗ lực tăng cường sản xuất năng lượng sạch trong nước.

Theo hướng dẫn, các nhà phát triển dự án trước tiên phải đảm bảo có sẵn các địa điểm phù hợp cần thiết cho phép sử dụng đất, được đánh giá về nguồn tài nguyên gió, khả năng khả thi kết nối lưới điện về mặt kỹ thuật và thương mại, hậu cần vận tải và khả năng chấp nhận về môi trường để thiết lập các dự án điện gió.

Cơ quan Phát triển Năng lượng Tái tạo và Bền vững (SREDA), là cơ quan đã công bố dự thảo hướng dẫn, cho biết họ sẽ hợp tác với các nhà phát triển dự án để đảm bảo rằng các tài liệu dự án đáp ứng các yêu cầu ngân hàng quốc tế trong tiêu chuẩn tài chính của dự án. Các nhà đầu tư phát triển dự án cũng phải đảm bảo về tài nguyên gió tại các địa điểm dự kiến đặt dự án dựa trên các thông số khác nhau được đo, đáp ứng cho mục đích của dự án. Chất lượng của dữ liệu được thu thập tại một địa điểm cụ thể để đánh giá chất lượng về tiềm năng tài nguyên gió, khả năng tồn tại của dự án và đảm bảo tính bền vững của dự án trong suốt thời gian vận hành.

Dự thảo hướng dẫn yêu cầu nhà đầu tư phát triển dự án phải thực hiện nghiên cứu về tiếng ồn và phải tuân thủ các quy định về ô nhiễm tiếng ồn hiện có của Bangladesh. Ở Bangladesh, giới hạn âm thanh có thể chấp nhận được trong các khu vực yên lặng (không dân cư) là 50 decibel (dB) đối với ban ngày và 40 dB đối với ban đêm, ở các khu dân cư là 55 dB đối với ban ngày và 45 dB đối với ban đêm. Trong các khu vực hỗn hợp, giới hạn là 60 dB cho ban ngày và 50 dB cho ban đêm, ở các khu thương mại, đó là 70 dB cho ban ngày và 60 dB cho ban đêm và trong các khu công nghiệp là 75 dB cho ban ngày và 70 dB cho ban đêm.

Các hướng dẫn trong dự thảo cho rằng, gió về bản chất là luôn thay đổi và có hệ số sử dụng công suất thấp (CUF) so với nguồn điện thông thường, do đó hệ thống lưu trữ năng lượng sẽ là một yêu cầu quan trọng trong việc đảm bảo ổn định lưới điện. SREDA đề xuất lắp đặt các thiết bị lưu trữ năng lượng sẽ đáp ứng 5,0% công suất nhà máy để đảm bảo an toàn lưới điện.

Chủ tịch SREDA Mohammad Alauddin nói với báo chí rằng gió với vận tốc trung bình 5,5 mét / giây là có thể phù hợp để thiết lập một dự án điện gió khả thi. Tuy nhiên, theo ông, với các công nghệ mới, vận tốc gió 3,0 mét / giây là đủ để quay các tuabin gió, nhưng việc xây dựng các dự án với tốc độ gió thấp như vậy có thể không khả thi về mặt tài chính.

Theo bản đồ gió của chính phủ, Kutubdia, Chakaria và Maheshkhali ở quận Cox’s Bazar, Kalapara ở quận Patuakhali và Sonagazi ở quận Feni thích hợp để thiết lập các dự án điện gió ở Bangladesh. Ông Alauddin cho biết “Bản đồ gió của chính phủ sẽ cung cấp cho nhà đầu tư về tiềm năng tài nguyên gió. Trước khi thiết lập một dự án, cần thực hiện một nghiên cứu để có đánh giá vận tốc gió thực sự.

Chủ tịch SREDA cho biết, các doanh nghiệp tư nhân đang quan tâm lớn đến đầu tư các dự án điện gió.

Tháng 9 năm ngoái, Tập đoàn Phát triển Điện lực Bangladesh (BPDB) đã đấu thầu thành lập 2 dự án điện gió, một ở Chandpur và một ở Cox’s Bazar, mỗi dự án có công suất 50 megawatt. Tháng 12/2020, một nhà máy điện gió khác tại Mongla ở quận Bagerhat, có công suất 55 megawatt đã được chính phủ phê duyệt. Cho đến nay, chỉ có 2,9 MW điện được được sản xuất từ 3 dự án điện gió, trong đó chỉ có một dự án đã được kết nối vào lưới điện. Việc triển khai một nhà máy điện gió 2,0 megawatt ở Sirajganj đang được tiến hành trong khi hai dự án khác 70 megawatt đang được lên kế hoạch.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here