Ngân hàng Bangladesh mua vào kỷ lục 5,49 tỷ USD để giữ ổn định cho đồng taka

0
130
(Bangladesh)
(Bangladesh)

Ngân hàng Trung ương Bangladesh đã mua vào đồng đô la Mỹ với kỷ lục là 5,49 tỷ USD trong nửa đầu năm tài chính hiện tại (FY2020-21) để giữ ổn định tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. Mức cao nhất trước đó được ghi nhận là vào năm tài chính 2013-2014 khi Ngân hàng Bangladesh mua 5,15 tỷ USD từ các ngân hàng trong nước.

Ngân hàng Trung ương Bangladesh đã buộc phải phá vỡ tất cả các kỷ lục mua đồng đô la trước đó chỉ trong 6 tháng khi dòng kiều hối cao hơn và nhập khẩu giảm do suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.

Mặc dù việc mua đồng đô la đang giúp khu vực xuất khẩu và tăng dự trữ ngoại hối, nhưng động thái mua vào đã khiến khu vực tài chính bị dư thừa khả năng thanh toán. Nhu cầu tín dụng thấp hơn của người đi vay trong bối cảnh kinh doanh chậm lại đã tác động tiêu cực đến chi phí vốn của các ngân hàng do phần lớn tiền vẫn ở tình trạng nhàn rỗi. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương, thanh khoản dư thừa trong ngành ngân hàng ở mức 1.829,90 tỉ Tk (khoản hơn 21,5 tỉ đô la Mỹ) trong tháng 10, tăng 202% so với cùng kỳ năm trước.

Bất chấp việc mua vào đồng đô la lớn, Ngân hàng Trung ương đã không làm giảm giá đồng taka so với đồng đô la Mỹ. Ngân hàng Trung ương đã can thiệp vào thị trường ngoại hối kể từ tháng 7/2020 sau khi giá đồng nội tệ giảm so với đồng đô la. Tỷ giá hối đoái liên ngân hàng đã dao động quanh mức 84,80 Tk/đô la Mỹ kể từ tháng 7. Tỷ lệ là 84,95 Tk vào ngày 25/3/2020, một ngày trước khi chính phủ tuyên bố ngừng hoạt động toàn quốc để ngăn chặn vi rút.

Nếu Ngân hàng Trung ương không can thiệp vào thị trường ngoại hối, đồng nội tệ sẽ tăng giá. Tuy nhiên, sự can thiệp là không đủ, do tỷ giá hối đoái ở các nước khác. Ví dụ, đồng rupee của Ấn Độ ở mức 73,12 mỗi đô la vào ngày 11/01/2021, tăng từ mức 71,37 vào ngày 01/01/2021, theo dữ liệu từ Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ.

 Mustafizur Rahman, một chuyên gia của Trung tâm Đối thoại Chính sách, cho biết: “Đất nước có thể thu được một số lợi ích vào lúc này nếu đồng nội tệ giảm giá trước đại dịch”. Ông cho biết, các nước cùng loại như Bangladesh đã phá giá tiền tệ đáng kể trong giai đoạn gần đây.

MA Jabbar, giám đốc điều hành của DBL Group, một nhà xuất khẩu hàng may mặc, cho biết cả chính phủ và Ngân hàng Trung ương nên thực hiện các sáng kiến để giảm giá đồng taka vì lợi ích của nền kinh tế. Nên lập một nhóm bao gồm các nhà nghiên cứu, chuyên gia và doanh nhân để nghiên cứu vấn đề. Jabbar thông tin “Các nền kinh tế cạnh tranh với chúng ta đã phá giá tiền tệ theo thời gian. Vì vậy, chúng ta nên rất coi trọng vấn đề này”. Theo ông, nhiều thách thức hơn có thể đang chờ đợi Ngân hàng Trung ương vì đồng đô la có thể giảm giá trong những ngày tới.

Theo báo Financial Times vào ngày 08/01/2021, đồng đô la Mỹ đã giảm 7% tính theo tỷ trọng thương mại vào năm ngoái do suy thoái kinh tế. Nhiều người dự kiến rằng đồng đô la có thể mất giá tới 15 đến 20% so với các tiền tệ trong rổ trong 5 năm tới.

Kiều hối có thể tiếp tục xu hướng tăng đối với Bangladesh trong những tháng tới vì hạn chế di chuyển trên toàn cầu đã phá vỡ phần lớn các kênh chuyển tiền chợ đen toàn cầu. Người Bangladesh ở nước ngoài đã quen với việc gửi tiền qua các kênh chính thức và xu hướng này có thể tiếp tục. Kiều hối đạt mức cao nhất, kỷ lục là 21,74 tỷ đô la vào năm ngoái, tăng 18,59% so với cùng kỳ năm trước đó.

Mặc dù Ngân hàng Trung ương Bangladesh đang đi đúng hướng trong việc giữ ổn định đồng taka bằng cách mua vào đồng đô la, nhưng biện pháp này đã khiến thanh khoản dư thừa trong lĩnh vực ngân hàng tăng lên, Emranul Huq, giám đốc điều hành của Ngân hàng Dhaka cho biết. Ông nói, hầu hết các doanh nghiệp đã áp dụng cách tiếp cận “chờ xem” khi mở rộng quy mô kinh doanh do kinh tế suy thoái.

Md Arfan Ali, giám đốc điều hành của Bank Asia, cho biết điều tốt cho nền kinh tế là dự trữ ngoại hối đã tăng lên nhờ sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương. Dự trữ của Bangladesh đạt mức 42,97 tỷ USD vào tháng 12/2020, so với 32,68 tỷ USD cùng kỳ năm trước.

Cả xuất khẩu và nhập khẩu sẽ tăng lên một khi nền kinh tế có chuyển biến. Trong 5 tháng đầu tiên của năm tài chính này (FY 2020-21), xuất khẩu tăng 0,86% so với cùng kỳ năm trước lên 9,89 tỷ USD. Nhập khẩu giảm 8,84% xuống là 20,24 tỷ USD.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here