Các cơ sở sản xuất công nghiệp của Anh bắt đầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

0
100
(TTXVN)
(TTXVN)

Ngày 28/12/2020, Báo Financial Times (Anh) cho biết các công ty đa quốc gia đang rốt ráo xây dựng cơ sở tại Việt Nam do nước này đã khẳng định vị thế vững chắc với các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu và mạng lưới Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ngày càng mở rộng, gồm cả FTA mới đây với Liên minh Châu Âu (EU) và Anh. Việt Nam đang trở thành điểm đầy hứa hẹn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cách đây 2 năm khi chính quyền Tổng thống Trump bắt đầu áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, Việt Nam trở thành một trong những nước được hưởng những lợi từ việc các công ty tìm cách đa dạng hóa từ địa điểm sản xuất hàng đầu Châu Á.

Các doanh nhân kỳ cựu trong khu vực thích so sánh nền kinh tế đang nổi này với môi trường kinh doanh sôi nổi của Thái Lan trong giai đoạn bùng nổ đầu tư nước ngoài những năm 1980, hoặc với Trung Quốc khi lĩnh vực sản xuất bắt đầu phát triển 20 năm trước.

Các yếu tố thúc đẩy cho thấy thành tích vững chắc của Việt Nam trong việc sản xuất các sản phẩm theo tiêu chuẩn toàn cầu và mạng lưới các hiệp định thương mại tự do ngày càng mở rộng, bao gồm cả hiệp định thương mại gần đây với EU và Anh.

Đại dịch Covid-19 bùng phát và việc Việt Nam đóng cửa với khách du lịch quốc tế đã làm dịu cơn sốt chuyển dịch này. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng đại dịch cũng thúc đẩy các doanh nghiệp phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc. “Các công ty nghĩ rằng họ có một chuỗi cung ứng toàn cầu và những gì Covid cho họ thấy là họ có một chuỗi cung ứng ở Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế trưởng của Vinacapital tại Thành phố Hồ Chí Minh, Michael Kokalari cho biết. “Hiện tượng các công ty chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam chỉ mới bắt đầu, chúng ta sẽ chứng kiến được sự tăng tốc kể từ năm sau”.

Một ví dụ điển hình là Apple, thương hiệu nổi tiếng với các cơ sở sản xuất khổng lồ ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Apple đã bắt đầu sản xuất hàng loạt tai nghe không dây Airpods ở Việt Nam từ quý 2 năm 2020, trong khi phần lớn doanh nghiệp trên thế giới vẫn đang chịu ảnh hưởng từ lệnh phong tỏa.

Tuy nhiên các công ty muốn gia nhập thị trường Việt Nam vẫn gặp phải những thách thức đáng kể ở Việt Nam: (i) Thị trường lao động địa phương không lớn như Trung Quốc; (ii) Nhu cầu đất công nghiệp tăng nhanh, đặc biệt ở khu vực phía Nam của thành phố Hồ Chí minh, nơi đặt trụ sở của phần lớn các hãng sản xuất quần áo, đồ nội thất và các nhà xuất khẩu khác của Việt Nam; (iii) Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vốn đã trong tình trạng quá tải trong khi sân bay Long Thành đang được xây dựng, song dự kiến tới năm 2025 mới hoàn tất và đưa vào khai thác; (iv) Đáng chú ý nhất, nhiều linh kiện được sử dụng để sản xuất các sản phẩm giá trị cao ở Việt Nam, từ vi mạch cho đến điện thoại thông minh vẫn có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc các quốc gia khác trên thế giới, và chỉ được chuyển đến để lắp ráp tại Việt Nam. Nguồn cung địa phương của Việt Nam không thể sánh được so với Trung Quốc.

Trong khi đó, căng thẳng thương mại bùng phát với Mỹ, trong bối cảnh thâm hụt thương mại ngày càng tăng của Hoa Kỳ với Việt Nam, Robert Lighthizer, đại diện thương mại của chính quyền sắp mãn nhiệm, gần đây đã khởi động một cuộc điều tra theo khoản 301 đối với Việt Nam, về việc liệu Việt Nam có đang thao túng tiền tệ hay không. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam bác bỏ điều này.

Mặc dù không rõ chính quyền Tổng thống kế nhiệm Biden sẽ xử lý vụ điều tra này ra sao, nhưng Washington vẫn sẽ sử dụng quy trình giống việc áp thuế lên hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.

Các doanh nghiệp cho rằng thị trường Việt Nam đang thích ứng với các khó khăn này, ngay cả giữa đại dịch. Các khu thương mại mới đang được phát triển, ví dụ, GLP – nhà điều hành kho hàng lớn nhất Châu Á, đang phát triển các dự án ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và có kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ USD trong 3 năm khi công ty này đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn duy trì được những con số ấn tượng. Bất chấp đại dịch, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ giảm 2% trong năm 2020 (tính đến tháng 11), ở mức 17,2 tỷ USD. Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng hơn 2,9% trong năm 2020, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, và chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho năm 2021.

Các nhà phân tích cho rằng các công ty đa quốc gia ở Việt Nam hiện đang xây dựng các cơ sở cung cấp của họ, trong một động thái hứa hẹn đưa sản xuất tiến gần hơn đến mức độ mà – cùng với thời gian – nó có thể thực sự được coi là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc. Ông Kokarali nói: ”Hiện chúng tôi đang thấy một chuỗi cung ứng được xây dựng phù hợp ở đây”./.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Anh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here