Kinh tế Thuỵ Điển

0
83
(RIsk bank)
(ảnh minh hoạ)

1. Chiến lược Thương mại và Đầu tư của Thụy Điển

Ngày 21/12/2020, Thụy Điển đã công bố Chiến lược Thương mại và Đầu tư cập nhật của mình nhằm đóng góp vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững toàn cầu của Chương trình Nghị sự 2030 và việc thực hiện Thỏa thuận Paris.

Theo Thỏa thuận tháng Giêng năm 2019, Chính phủ, Đảng Trung tâm và Đảng Tự do đã cam kết thực hiện sáng kiến ​​xuất khẩu để tạo thêm việc làm trong cả nước và cập nhật chiến lược xuất khẩu hiện nay, tập trung vào bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Chiến lược xuất khẩu của Thụy Điển, được Chính phủ thông qua năm 2015, là sự ứng phó với 5 thách thức mà ngoại thương Thụy Điển phải đối mặt và vấn đề quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của Thụy Điển. Kể từ đó, các biện pháp đã được thực hiện trên 22 lĩnh vực cho kết quả tốt. Xu hướng tăng trưởng xuất khẩu yếu trước đây đã được thay đổi, ngay cả ở các thị trường mới nổi, nơi dự kiến ​​ phần lớn sự tăng trưởng trong tương lai sẽ diễn ra.

Tuy nhiên, đã có những thay đổi trong bối cảnh quốc tế kể từ năm 2015. Các mối đe dọa đối với thương mại tự do đã gia tăng, cũng như cạnh tranh trong các hoạt động mua sắm và đầu tư lớn. Các Mục tiêu Phát triển Bền vững toàn cầu trong Chương trình Nghị sự 2030 và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đã tạo ra cơ hội mới cho các công ty Thụy Điển đóng góp vào quá trình chuyển đổi khí hậu. Do đó, cần phải có một cách tiếp cận chiến lược tổng hợp để việc xúc tiến thương mại và đầu tư tạo ra lợi ích lớn nhất có thể cho hoạt động kinh doanh và tạo thêm việc làm trong nước.

Để đáp ứng những thách thức quốc tế mới vừa ảnh hưởng đến các điều kiện thương mại toàn cầu, vừa tạo cơ hội quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của Thụy Điển, 5 mục tiêu chiến lược đã được xây dựng để định hướng cập nhật Chiến lược Thương mại và Đầu tư, gồm: (1) Tăng xuất khẩu của Thụy Điển, cả về số liệu tuyệt đối và tỷ trọng trên GDP; (2) Đảm bảo có thêm nhiều hơn nữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tham gia xuất khẩu; (3) Đảm bảo rằng Thụy Điển là một động lực của thương mại quốc tế tự do, công bằng và bền vững; (4) Sử dụng địa vị tiên phong trong đổi mới sáng tạo của Thụy Điển để nâng cao khả năng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp Thụy Điển; (5)Tăng sức hấp dẫn của Thụy Điển đối với các khoản đầu tư nước ngoài, kỹ năng, tài năng và du khách nước ngoài.

Các biện pháp khởi động sẽ được xem xét và bổ sung các biện pháp mới. Các biện pháp phải được giám sát và đánh giá thường xuyên về hiệu quả. Việc xúc tiến xuất khẩu trong khu vực dành cho các SME phải được tăng cường. Hợp tác nhóm của Thụy Điển sẽ được phát triển trong mối liên hệ giữa khu vực doanh nghiệp, các cơ quan chức năng liên quan của chính phủ, công đoàn và các bên tham gia khác trong khu vực. Thụy Điển sẽ hành động để củng cố và hiện đại hóa WTO. Việc phát triển và làm sâu sắc thị trường chung EU phải được tiếp tục và một thị trường duy nhất vận hành tốt là ưu tiên chính của Chính phủ trong công việc liên quan tới EU.

Các yêu cầu về tính bền vững phải được đưa vào các gói thầu tài trợ bằng nguồn vốn ODA của Thụy Điển vào năm 2030. Sự hiện diện của Thụy Điển tại các thị trường mới nổi sẽ tăng lên. Việc thúc đẩy các khoản đầu tư nước ngoài vào Thụy Điển cần được cải thiện và việc thực hiện các khoản đầu tư phải được theo dõi hiệu quả hơn. Các nỗ lực hướng tới nắm bắt cơ hội kinh doanh chiến lược lớn sẽ được tăng cường hơn nữa. Các nhà thầu Kỹ thuật, Mua sắm và Xây dựng (EPC) nước ngoài sẽ được khuyến khích lựa chọn các nhà cung cấp phụ của Thụy Điển. Việc đưa ra giấy phép cư trú đặc biệt cho các chuyên gia có trình độ cao sẽ được điều tra nghiên cứu. Các biện pháp hướng vào việc thu hút nhân tài và ngành du lịch sẽ được thực hiện.

2. Tỉ lệ thất nghiệm giảm trong tháng 11

Theo kết quả khảo sát về lực lượng lao động (LFS) của Cơ quan Thống kê Thụy Điển, tỷ lệ thất nghiệp đã được điều chỉnh theo mùa giảm còn 8,3% trong tháng 11 từ 8,6% trong tháng 10.

Số người thất nghiệp là 421.000 người, tăng 43.000 người so với tháng 11/2019. Số lượng lao động giảm 78.000 người, xuống còn 5,062 triệu người vào tháng 11, so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ có việc làm là 67,1%, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2019. Số người trong lực lượng lao động là 5,483 triệu người.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Điển)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here