Kinh tế Thuỵ Điển

0
1269
(RIsk bank)
(Riks bank)

Triển vọng nền kinh tế Thụy Điển

Ngày 16/12/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Magdalena Andersson trình bày dự báo mới nhất về kinh tế. Bà cho biết, sự suy giảm GDP của Thụy Điển sẽ không quá bi kịch. Sự phục hồi trong mùa thu vừa qua đã mạnh hơn mong đợi, một trong các lý do là ngành công nghiệp đã không bị tác động nặng nề như vào mùa xuân. GDP của Thụy Điển dự kiến ​​chỉ giảm 2,9% năm 2020 và sẽ tăng 3,0% vào năm 2021. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến ở mức trung bình 9,0% vào năm 2021, sau đó giảm trở lại 8,0% vào năm 2022.

Trong ngân sách mùa thu (đệ trình ngày 21/9/2020), chính phủ đã dự báo GDP năm 2020 giảm 4,6% và mức phục hồi gần tương đương vào 2020 là 4,1%; tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức trung bình là 9,5% vào năm 2021 và giảm trở lại 8,1% vào năm 2022.

Cùng thời điểm này, Cơ quan Dịch vụ việc làm Công của Thụy Điển đưa ra dự báo mới nhất về tỷ lệ thất nghiệp cho năm 2021 và 2022. Annika Sundén, người đứng đầu bộ phận phân tích của cơ quan này đã nhấn mạnh tới rủi ro đối với thất nghiệp dài hạn và phân tích rằng: nhóm thất nghiệp từ 6-12 tháng, lẽ ra đã làm ăn tốt trong một nền kinh tế bình thường, nhưng hiện họ đang gặp khó khăn hơn và gặp rủi ro lớn sẽ bị thất nghiệp dài hạn. Sundén cho rằng, các sáng kiến ​​giáo dục (hoặc tương tự) lànhững điều cần thiết đối với nhóm này, thứ mà bà Andersson chỉ rõ là sẽ áp dụng từ đầu năm tới.

Các ngành bị tác động mạnh nhất, bà Andersson cho rằng, đó là ngành công nghiệp nhà hàng khách sạn. Ngành này giờ đang phải vật lộn với khó khăn và bị hạn chế bởi việc bán rượu kết thúc vào lúc 10 giờ tối. Nhưng chúng tôi theo dõi chặt chẽ sự phát triển và sẵn sàng thực hiện thêm nhiều biện pháp, nếu cần.

Bên cạnh đó, chính phủ đã đưa ra một số biện pháp hỗ trợ các công ty và hỗ trợ việc làm, ước tính hiện vào khoảng 250 tỷ SEK (gần 30 triệu USD), bao gồm cả khoản hỗ trợ được công bố cho năm tới. Nhiều hỗ trợ khác cho người thất nghiệp được bao gồm trong chính sách này. Điều này làm cho tài chính công thêm thâm hụt, nợ chính phủ gia tăng. Tuy nhiên, Thụy Điển đã có được sự khởi đầu vững chắc so với nhiều quốc gia khác.

Về làn sóng lây nhiễm hiện nay, bà Andersson cho biết, chính phủ thấy rõ sự lây lan đang gia tăng, nhưng vắc-xin sẽ mang lại hy vọng cho năm 2021, cả về sức khỏe con người và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh, vẫn còn rất nhiều sự bất định về sự phát triển trong tương lai.

Thụy Điển muốn tăng đầu tư nước ngoài

Bộ trưởng Thương mại Anna Hallberg cho biết, Thụy Điển cần có thêm đầu tư nước ngoài (FDI) để thúc đẩy kinh tế và thị trường lao động Thụy Điển sau đại dịch Covid-19, theo nguyên tắc, đầu tư nước ngoài phải là tích cực và quan trọng. Bà tin rằng các công ty nước ngoài đầu tư vào Thụy Điển và thành lập tại đây là rất quan trọng để tạo ra công ăn việc làm, tăng trưởng, sức mạnh đổi mới và mang tới các kỹ năng. Bà cho biết thêm, Thụy Điển phải có một hệ thống để có thể đánh giá các khoản FDI vào các lĩnh vực cần được bảo vệ. Về lâu dài, trong một số trường hợp, chúng ta sẽ cần phải ngăn chặn một số nhà đầu tư nước ngoài hoặc FDI vì nó ảnh hưởng đến an ninh. Theo bà Hallberg, quan trọng là chúng tôi phải có một tư duy mạnh mẽ về an ninh nhằm thu hút các khoản đầu tư phù hợp vào Thụy Điển. Các công ty muốn đầu tư vào một quốc gia mà họ cảm thấy an toàn và an ninh, nơi có cơ sở hạ tầng an toàn về nhiều mặt.

Tháng 10/2020, Cơ quan Bưu chính và Viễn thông (PTS), theo đề xuất của Cơ quan An ninh Thụy Điển (Säpo) đã ngăn chặn Hoa Vĩ và ZTE tham gia vào các hợp đồng xây dựng mạng 5G của Thụy Điển. Tuy nhiên, việc đấu giá các tần số 5G của PTS theo kế hoạch ban đầu đã phải tạm dừng bởi quyết định của Tòa án cấp quận Stockholm sau khi các công ty Trung Quốc có đơn kháng nghị. Mới nhất, ngày 16/10, Tòa tiếp tục yêu cầu PTS lùi thời hạn đấu giá, mặc dù PTS muốn thực hiện cuộc đấu giá sớm hơn.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Thụy Điển (SCB), năm 2019, FDI vào Thụy Điển tăng thêm 120 tỷ SEK (hơn 14 tỉ USD), đưa tổng vốn FDI vào nước này lên 3.170 tỷ SEK (373 tỉ USD). Theo số liệu tổng hợp của Phòng Thương mại Thụy Điển, dòng vốn đầu tư trong 3 quý đầu năm là tích cực. Mỹ, Hà Lan và Đan Mạch là ba quốc gia lớn nhất đầu tư vào Thụy Điển trong năm nay. Nếu tính tổng thể, dòng vốn FDI 3 quý đầu năm là 209 tỷ SEK (24,6 tỉ USD), gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ 2019 (100 tỉ SEK).

Theo Hallberg, khoảng 700.000 việc làm của Thụy Điển phụ thuộc vào FDI. Bà kỳ vọng, Thụy Điển có thể thu hút được thêm 5% FDI và tạo ra 35.000 việc làm mới, nhưng không được sy sinh bất kể thứ gì. Để thu hút nhiều tiền hơn vào Thụy Điển, chính phủ đang đầu tư vào việc nâng cao hiểu biết về các vùng của Thụy Điển thông qua các đại sứ quán của mình, nhằm thông tin tới các nhà đầu tư nước ngoài một cách rõ ràng hơn. Thụy Điển không cạnh tranh bằng lương thấp, mà bằng lực lượng lao động lành nghề, bằng năng lượng xanh và bằng các ngành công nghiệp tự động, hiện đại và bền vững. Thụy Điển cạnh tranh bằng cấu trúc xã hội số hóa, nền sản xuất số hóa ở tầng cạnh tranh rất cao trong chuỗi giá trị.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Điển)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here