Bangladesh khắc phục ảnh hưởng Covid-19 và hậu các nước kém phát triển (LDC)

0
115
(Bangladesh)
(ảnh minh hoạ)

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế Bangladesh (ICCB) Mahbubur Rahman, trong Báo cáo của Ban điều hành tại Hội đồng thường niên lần thứ 25 của ICCB, đánh giá Bangladesh được ghi nhận là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong vài năm qua với tình hình kinh tế ổn định giúp giảm đói nghèo và bất bình đẳng xã hội.

Báo cáo của ICCB cho biết, “Ở Bangladesh, có khoảng 7,8 triệu doanh nghiệp và 90% trong số đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (bao gồm cả các doanh nghiệp gia đình). Khu vực này đóng góp khoảng 25% vào GDP, lên tới khoảng 79 tỷ USD. Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tạo ra 30% tổng số việc làm trong cả nước”.

Trích dẫn Báo cáo của ILO, Mahbubur Rahman cho biết Bangladesh hiện đang phải đối mặt với cả đại dịch và suy thoái kinh tế. Trong tình hình đó, rủi ro kinh tế không chỉ giới hạn trong ngắn hạn mà còn kéo dài, dẫn đến những tổn thất lớn về năng suất, về lao động và vốn trong tương lai. Báo cáo của ICCB cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế có khả năng gây ra một loạt các vụ vỡ nợ doanh nghiệp và hộ gia đình, chuyển thành khủng hoảng tài chính.

Báo cáo của Ban điều hành cũng cho biết làn sóng thứ hai của Covid-19 đã bắt đầu ở Châu Âu và Mỹ, sẽ kéo dài thêm thời kỳ suy thoái kinh tế. Giống như hầu hết các nền kinh tế mới nổi khác, Bangladesh cũng sẽ bị ảnh hưởng và sẽ phải giải quyết một số vấn đề quan trọng để đạt được mức tăng trưởng GDP mong muốn, bao gồm chăm sóc sức khỏe, xuất khẩu bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME), đưa lao động bị mắc kẹt trở lại nơi làm việc của họ ở nước ngoài để duy trì dòng kiều hối và thu hút thêm vốn FDI.

Bên cạnh đó, để duy trì tăng trưởng bền vững và giữ cho chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả về chi phí, điều rất quan trọng là phải cứu các MSME. Báo cáo nhận xét: “Đại dịch đã làm thu hẹp kinh tế, kéo theo đó là cuộc khủng hoảng tài chính ở nhiều nơi trên toàn cầu, khi các khoản vay doanh nghiệp không hiệu quả, cùng với các vụ phá sản. Các vụ vỡ nợ của nhà nước ở các nước đang phát triển cũng tăng đột biến. Cuộc khủng hoảng này sẽ theo một lộ trình tương tự như cuộc khủng hoảng trước đó và sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến các hộ gia đình và quốc gia có thu nhập thấp hơn so với các nước phát triển”.

ICCB kêu gọi chính phủ hành động đảm bảo rằng các nỗ lực kích thích kinh tế tiếp cận nhanh chóng vào nền kinh tế và hỗ trợ trực tiếp và ngay lập tức cho các MSME và công nhân MSME để đảm bảo cho các doanh nghiệp này tiếp tục hoạt động. ICCB cho rằng do tính chất xuyên biên giới của các chuỗi cung ứng, các biện pháp kích thích và bảo vệ này cần được thực hiện một cách đồng bộ ở cả cấp quốc gia và quốc tế.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here