RCEP với Bangladesh

0
207
(Internet)
(Internet)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử. Khối khu vực này, bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, chiếm một phần ba nền kinh tế toàn cầu – khoảng 26 nghìn tỷ USD sản lượng toàn cầu, cũng là một khu vực chiếm một phần ba số người trẻ có thu nhập trung bình trên thế giới, một thị trường 2,2 tỷ người. Châu Á – Thái Bình Dương là trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu và là đầu tàu của khoa học và công nghệ hiện đại.

Có ý kiến cho rằng RCEP sẽ giúp Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tương lai. Peter Petri của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson và Michael Plummer của Đại học Johns Hopkins ước tính rằng thu nhập thực tế dự kiến sẽ tăng khoảng 1% ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Theo số liệu mới nhất do Cục Thống kê Trung Quốc công bố, nền kinh tế Trung Quốc đã trở lại như trước đại dịch. RCEP sẽ giúp nó tiếp tục đi đúng hướng trong tăng trưởng thương mại. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ thỏa thuận này. Một số nền kinh tế khác đã thể hiện sự quan tâm trong việc muốn tham gia RCEP, bao gồm Canada và Hồng Công. Rất khó có khả năng Ấn Độ tham gia RCEP trong tương lai gần. Các nước Nam Á phải học hỏi quá trình phát triển từ kinh nghiệm của các nền kinh tế Đông Á và tận dụng lợi ích của hội nhập khu vực.

Tạo ra và chuyển hướng thương mại là hiện tượng phổ biến của bất kỳ hiệp định thương mại tự do (FTA) nào do việc xóa bỏ thuế quan, các quy tắc xuất xứ tự do và nới lỏng các biện pháp phi thuế quan khác. Việt Nam, Campuchia và Malaysia sẽ xuất khẩu nhiều hơn trong khu vực, trong khi Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có vị thế tốt hơn để tích hợp chuỗi cung ứng của họ. Campuchia, Lào và Myanmar – tất cả các nước kém phát triển nhất (LDCs) – sẽ có thể tăng cường vị thế cạnh tranh của họ trong khu vực. Các quy tắc xuất xứ được đơn giản hóa và các biện pháp phi thuế quan (NTM) sẽ giúp cải thiện chuỗi cung ứng trong khu vực. Hoa Kỳ đã rút các cơ sở của Hệ thống Ưu đãi Chung (GSP) đối với mọi thứ ngoại trừ vũ khí (EBA) nhập khẩu từ Campuchia. Đây là cơ hội tuyệt vời để Phnom Penh phục hồi sau tổn thất này bằng cách xuất khẩu sang các nước khác theo RCEP.

Các nước Nam Á sẽ gặp khó khăn hơn khi xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Úc, Trung Quốc và ASEAN do sự ưa chuộng giảm dần. Mặc dù Trung Quốc đã cung cấp miễn thuế đối với hàng nhập khẩu từ Bangladesh với 97% dòng thuế, nhưng các sản phẩm này sẽ phải đối mặt với nhiều NTMs khác nhau và các quy tắc điều kiện xuất xứ khó khăn hơn. Trong khi đó, các đối thủ của Bangladesh như Việt Nam và Campuchia đang có lợi thế hơn nhiều trong xuất khẩu sang Trung Quốc do các điều khoản thuế quan tự do, quy tắc xuất xứ và các NTM khác.

Một FTA không chỉ xóa bỏ các rào cản thương mại mà còn xây dựng lòng tin và sự minh bạch hơn giữa các quốc gia đối tác. Đầu tư nước ngoài vào tất cả các nền kinh tế nhỏ và kém phát triển sẽ tăng theo RCEP. ASEAN cộng với 5 quốc gia đã giảm thuế quan nhưng RCEP đưa ra quan điểm bổ sung rằng khu vực này là một nơi tuyệt vời cho thương mại và đầu tư với mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn, với thuế quan và NTM thấp hơn. Điều này sẽ tạo niềm tin rất lớn cho các cộng đồng doanh nghiệp đầu tư lâu dài trong khu vực. Ví dụ, đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam là 32 tỷ USD vào năm 2020 so với 1,5 tỷ USD vào Ấn Độ. Các khoản đầu tư của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang tràn vào Hà Nội và Yangon nhưng với Dhaka hay New Delhi thì sao? Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) Việt Nam, có 109 quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong năm 2020. Singapore dẫn đầu danh sách với tổng vốn đầu tư 7,51 tỷ USD trong năm 2020 trong khi Hàn Quốc đứng đầu năm 2019 với số đầu tư 7,5 tỷ USD. Về số lượng dự án cấp mới, Hàn Quốc đứng đầu (528 dự án); Trung Quốc đứng thứ hai (294 dự án), tiếp theo là Nhật Bản đứng thứ ba (226 dự án).

Đầu tư vào các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) vẫn tăng mạnh trong năm 2019. Các nước này tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư tích cực từ các nguồn nội khối ASEAN và các nền kinh tế châu Á khác, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, theo Báo cáo Đầu tư Thế giới của UNCTAD năm 2019. Việc chuyển các hoạt động sử dụng lao động như sản xuất hàng may mặc và giày dép ra khỏi Trung Quốc đang làm gia tăng đầu tư vào các nước này. Việc phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc và Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng đang tác động đến dòng vốn đầu tư trong khu vực. Trong khi đầu tư từ Hoa Kỳ, trước đây là nhà đầu tư lớn trong vùng, đang có xu hướng giảm, giảm 33% trong giai đoạn 2013-2017, theo báo cáo của UNCTAD.

Một số nước LDCs ở Nam Á, bao gồm Bangladesh và Nepal, sẽ thoát khỏi nước chậm phát triển vào năm 2024. Quyền tiếp cận thị trường được ưu đãi hiện tại của Tổ chức Thương mại Thế giới hoặc các cơ sở GSP của các nước phát triển thuộc EBA sẽ bị loại bỏ. Các nước này phải chuẩn bị môi trường thương mại hậu LDCs này: hợp lý hóa các quy định trong nước, minh bạch hóa thuế quan, trợ cấp và các biện pháp phi thuế quan khác.

Tham gia bất kỳ thỏa thuận thương mại nào là một quá trình lâu dài. Các nước Nam Á ban đầu nên đặt mục tiêu tham gia các hiệp định thương mại khu vực với tư cách quan sát viên. Bangladesh là thành viên của Sáng kiến Vịnh Bengal về Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật Đa ngành (BIMSTEC) và Hiệp định Thương mại Châu Á Thái Bình Dương (APTA). BIMSTEC có thể là một nền tảng tuyệt vời để tiếp cận khu vực, vì Thái Lan và Myanmar là các thành viên của khối này. APTA có thể là một lộ trình khác vì Trung Quốc và Hàn Quốc là thành viên của nhóm này. Bangladesh có thể sử dụng hai khối khu vực này để đảm bảo tiếp cận thị trường Đông Á dễ dàng hơn và sau đó họ có thể thúc đẩy tham gia RCEP trong tương lai thông qua các kênh BIMSTEC và APTA.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here