Giới truyền thông Mỹ, Trung Quốc nhận định về việc ký kết Hiệp định RCEP?

0
93
Thương mại tự do là một vấn đề nhạy cảm trong RCEP. (Nguồn: Asean.org)
Việc ký kết RCEP sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới đang bị đại dịch COVID-19 tấn công. (Nguồn: AFP)

Theo Thời báo Hoàn cầu, việc ký kết RCEP sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới đang bị đại dịch COVID-19 tấn công và củng cố sự hợp tác khu vực ở Đông Á, vốn đang nổi lên mạnh mẽ từ đại dịch. Trung Quốc sẽ đóng vai trò động lực trong quan hệ đối tác này, nhưng mọi thành viên sẽ được hưởng lợi như nhau trong khuôn khổ như vậy.

Các chuyên gia dự đoán, ngoài sự phục hồi kinh tế, hợp tác y tế cộng đồng cũng như vấn đề Biển Hoa Nam (Biển Đông) có thể sẽ được đề cập các những cuộc họp của các nhà lãnh đạo về hợp tác Đông Á từ ngày 12-15/11. Mỹ đang và vẫn sẽ là “kẻ can thiệp lớn nhất” đối với khu vực bất kể ai nhậm chức ở Nhà Trắng, nhưng nếu ông Joe Biden nhậm chức, nguy cơ “xung đột trước mắt” đe dọa sự ổn định khu vực sẽ ít đi và sự sẵn sàng hợp tác của khu vực sẽ không bị gián đoạn bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.

Theo Trương Kiến Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tây Á và Châu Phi thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, việc ký kết RCEP sẽ tạo ra tiềm năng thương mại to lớn cho toàn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, vì nó bao gồm các thị trường sôi động nhất thế giới là Trung Quốc và các nước ASEAN, những nước cũng nổi lên mạnh nhất từ đại dịch. Mọi cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực sâu rộng hơn, vì tất cả các thành viên trong khối cần gắn bó để đề phòng các mối đe dọa từ bên ngoài.

Hãng tin Reuters khi đưa tin về thỏa thuận này đã liên hệ với cuộc bầu cử Mỹ và nói rằng, nó sẽ “củng cố vị thế của Trung Quốc vững chắc hơn như một đối tác kinh tế với khu vực Đông Nam Á cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc”.

Trang Quốc Thổ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Hạ Môn cho biết: “Thỏa thuận này được các nước ASEAN đề xuất trước. Trung Quốc, với quy mô kinh tế và thị trường khổng lồ sẽ đóng vai trò là động lực chính cho mối quan hệ đối tác này. Trung Quốc sẽ hoàn toàn ủng hộ thỏa thuận, nhưng sẽ không chi phối nó”. Ông đồng thời nhấn mạnh, thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ khu vực Đông Á, chứ không chỉ Trung Quốc.

Lưu Quân Hồng, chuyên gia về các vấn đề Nhật Bản thuộc Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc nói rằng, không chỉ các nước ASEAN, Nhật Bản cũng tỏ ra rất quan tâm đến mối quan hệ hợp tác này. Ngoài việc đặt hy vọng vào RCEP để vực dậy nền kinh tế đang trì trệ, Nhật Bản cũng có ý định sử dụng thỏa thuận thương mại có sự tham gia của Trung Quốc để gây áp lực với Mỹ và giành đòn bẩy trong đàm phán với Mỹ về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Một đề xuất chung do Trung Quốc và các nước ASEAN công bố, được thông báo trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 12/11, cho biết, ngoài RCEP, Trung Quốc và các nước ASEAN còn đề xuất tăng cường hợp tác về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, internet, định vị vệ tinh và các lĩnh vực khác, đồng thời thúc đẩy ứng dụng 5G, giúp các nước ASEAN thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số.

Các chuyên gia dự đoán, COC sẽ là một phần quan trọng trong chương trình hội nghị, vì năm 2021 sẽ là thời hạn kết thúc các cuộc đàm phán về COC. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng sẽ cố gắng xoa dịu sự căng thẳng luôn đeo bám khu vực này trong quá khứ. Chuyên gia Trần Hướng Miêu cho rằng, ông Biden có khả năng sẽ kế thừa các chính sách ngoại giao của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, ủng hộ chủ nghĩa đa phương. Tuy nhiên, bất kể ai nhậm chức tại Nhà Trắng, sự đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực sẽ không thay đổi.

Thọ Anh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here