Kinh tế Bangladesh

0
80
(Bangladesh)
(Bangladesh)

1. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Sản xuất nông trại, đặc biệt là để xuất khẩu, là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời kỳ đại dịch, việc phục hồi có vẻ còn khá xa vời. Ngay cả trước khi bị Covid-19 tấn công các doanh nghiệp và thương mại, hoạt động xuất khẩu nông sản và sản phẩm cây trái của Bangladesh đã gặp nhiều bất lợi. Tiếp cận các thị trường, đáp ứng các tiêu chuẩn cần tuân thủ là một vấn đề lớn. Chính phủ đã có những nỗ lực để các nhà xuất khẩu hàng nông sản có thể giảm bớt khó khăn, nhưng mọi thứ đã không thành hiện thực như mong đợi, trừ một số trường hợp cá biệt. Với việc đại dịch đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nói chung, các động thái liên quan đến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hầu như bị từ bỏ hoặc tạm dừng. Các chuyên gia cho rằng những động thái được thực hiện là đúng hướng và đã đến lúc cần được thực hiện trở lại để cải thiện hoạt động xuất khẩu nông sản.

Một trong những động thái quan trọng là canh tác theo hợp đồng. Cục Khuyến nông (DAE) trong nỗ lực đáp ứng các vấn đề cần tuân thủ tại thị trường nước ngoài của các sản phẩm nông nghiệp của Bangladesh đã yêu cầu các nhà xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm sơ chế và chế biến, đặc biệt là rau và các sản phẩm cây trái, phải tuân theo một số quy xuất khẩu. Một trong số những yêu cầu đó là thực hiện các bước liên quan đến Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP) và đảm bảo nguồn cung ứng sản phẩm theo hợp đồng canh tác.

Cơ quan Kiểm dịch Thực vật (PQW) thuộc Cục Khuyến nông (DAE) của Bộ Nông nghiệp đã ban hành chỉ thị nói trên vào năm 2017, đưa GAP và hợp đồng canh tác bắt buộc đối với xuất khẩu rau, trái cây, khoai tây, lá trầu và các nông sản khác. Chỉ thị có hiệu lực từ tháng 1 năm 2018 quy định rằng để đủ điều kiện xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải xuất trình các tài liệu nêu chi tiết việc đã duy trì GAP, phân tích mối nguy tại các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), truy xuất nguồn gốc và giới hạn dư lượng tối đa (MRL) và sản phẩm của họ được thu thập từ những người trồng theo hợp đồng dưới sự giám sát của cán bộ nông nghiệp xã.

Hợp đồng canh tác liên quan đến sản xuất nông nghiệp được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa người mua và người sản xuất. Hợp đồng canh tác đã hấp dẫn đối với nông dân ở nhiều quốc gia vì thỏa thuận có thể cùng lúc đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và hỗ trợ sản xuất.

Các chuyên gia cho rằng để có thể sản xuất sản phẩm với quy mô lớn và chất lượng đồng đều, yêu cầu quan trọng nhất là sản xuất hàng loạt, không thể sản xuất theo phương thức hiện nay. Do đó, canh tác theo hợp đồng được cho là giải pháp thay thế duy nhất có thể mang lại cơ hội cho nông sản được sản xuất đứng yêu cầu chất lượng có khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể của thị trường.

Trong những tháng qua, xuất khẩu nông sản đã giảm sút khủng khiếp bởi việc hủy đơn hàng xuất khẩu, khó khăn trong việc chuyên chở hàng hóa trong thời kỳ “đóng cửa, hạn chế di chuyển” và sau đó là tình trạng không có đường hàng không vận chuyển hàng. Bên cạnh đó, các biện pháp nghiêm ngặt được áp dụng của các đối tác nhập khẩu về chất lượng sản phẩm không chứa bất kỳ chất độc hại nào càng làm việc xuất khẩu khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, việc quay trở lại tình hình tiền Covid là nhiệm vụ trước mắt và để làm điều đó cực kỳ quan trọng là DAE phải quay lại triển khai các động thái trước đó mình để đảm bảo các thị trường nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Bangladesh đã có mặt trong nhiều thập kỷ không bị mất.

Trong khi đó, được biết rằng một số thị trường xuất khẩu như EU, Trung Đông và Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn nghiêm ngặt phải tuân theo để có thể xuất khẩu nông sản vào nước họ. Vì vậy, việc thả lỏng các tiêu chuẩn cần tuân thủ của các thị trường này và các thị trường xuất khẩu khác chắc chắn sẽ gây ra thảm họa cho xuất khẩu trong tương lai. Yêu cầu bắt buộc của GAP và hợp đồng canh tác có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận thị trường nước ngoài.

Ngoài các sự cố do cố tình làm trái các tiêu chuẩn cần tuân thủ, việc không tuân thủ còn là do thực tế nông sản xuất khẩu được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, thường là từ các nông hộ nhỏ, thiếu đồng bộ về quy mô và chất lượng. Trong nước không có cơ chế tổ nào để tạo điều kiện cho việc mua gom trên quy mô lớn nhằm đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn liên quan.

2. Thỏa thuận xây dựng Đặc khu kinh tế Ấn Độ

Bangladesh có thể ký một thỏa thuận với Ấn Độ vào tháng tới để bắt đầu xây dựng Đặc khu Kinh tế Ấn Độ (ISEZ), với hàng tỷ đô la dự kiến đầu tư từ quốc gia láng giềng. Dự thảo đã hoàn tất và chuyển cho phía Ấn Độ.

Các quan chức Beza cho biết thỏa thuận giữa Cơ quan quản lý các khu kinh tế Bangladesh (Beza) và Ngân hàng Exim Bank của Ấn Độ có thể sẽ được ký kết trong cuộc họp trực tuyến giữa Thủ tướng hai nước vào tháng tới.

Ấn Độ đã thông qua 115 triệu đô la cho dự án vào ngày 11/6 trong khuôn khổ hạn mức tín dụng thứ ba lên tới 4,5 tỷ đô la. Chính quyền Ấn Độ đã gửi một danh sách các công ty tư vấn để hoàn thiện các tư vấn. Công ty tư vấn sẽ thiết kế đặc khu và giám sát thi công.

Beza sẵn sàng bàn giao đất cho nhà phát triển Ấn Độ Adani SEZ để bắt đầu công việc tại Bangabandhu Sheikh Mujib Shilpa Nagar (BSMSN) ở Mirsarai, Chattogram. ISEZ, được thiết lập trên diện tích 1.000 ha, dành riêng cho các nhà đầu tư Ấn Độ. Hiện các cuộc thảo luận đang được tiến hành về cách Beza sẽ áp dụng mô hình là chia sẻ lợi nhuận với các nhà phát triển hay tính tiền thuê đất. Theo Paban Chowdhury, chủ tịch điều hành của Beza, Beza thích mô hình chia sẻ lợi nhuận hơn.

Theo Beza dự án dự kiến sẵn sàng để các nhà máy đi vào  xây dựng vào tháng 6/2021 và các nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023. Số lượng các công ty sẽ thành lập tại ISEZ vẫn chưa được thống nhất. Theo Paban Chowdhury, chủ tịch điều hành của Beza, cho biết đặc khu này dự kiến sẽ tạo ra khoảng 300.000 việc làm trực tiếp và việc triển khai thành công ISEZ sẽ giảm sự mất cân bằng thương mại giữa hai quốc gia vốn đang nghiêng nhiều về Ấn Độ.

Trong năm tài chính 2018-19, Bangladesh xuất khẩu sang Ấn Độ lên tới 1,24 tỷ USD, lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng hóa trị giá 7,64 tỷ USD.

Chowdhury cho biết “Các thủ tục gần như đã được hoàn tất vì Tập đoàn Adani không muốn lãng phí thời gian”. Adani, nhà khai thác cảng tư nhân lớn nhất của Ấn Độ, muốn thiết lập một cảng chuyên dụng trong đặc khu. Tập đoàn có kế hoạch đầu tư 350 triệu USD vào Bangladesh để thành lập một khu công nghiệp trong đặc khu này, liên doanh với Wilmar, một nhà sản xuất thực phẩm nông nghiệp và các sản phẩm liên quan có trụ sở tại Singapore.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng muốn thành lập một khu kinh tế ở Mongla, Bagerhat. Nhưng ông Chowdhury cho Beza đề xuất phía Ấn Độ chuyển dự án sang BSMSN vì khu công nghiệp ở Chattogram sẽ có thể cung cấp đất rộng hơn.

Bangladesh đã đặt mục tiêu thành lập 100 khu kinh tế để thúc đẩy phát triển cân bằng các ngành công nghiệp đa sản phẩm ở các vùng khác nhau của đất nước, tạo việc làm và thu hút đầu tư nước ngoài.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here