Ấn Độ cân nhắc thúc đẩy đàm phán thỏa thuận thương mại với Đài Loan

0
93
(Dwnews)
(Dwnews)

Chính phủ Ấn Độ được cho là đang ngày càng ủng hộ chủ trương chính thức khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại với Đài Loan khi hai nền dân chủ đều đang phải đối mặt với sự xuống cấp trong quan hệ với Bắc Kinh. Trong nhiều năm qua, Đài Loan mong muốn đàm phán thương mại với Ấn Độ nhưng chính phủ của Thủ tướng Modi có thái độ dè dặt không muốn thúc đẩy vấn đề này vì lo ngại sẽ phải đối đầu với Trung Quốc khi một thỏa thuận đạt được giữa Ấn Độ và Đài Loan phải được được đăng ký tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Một thỏa thuận thương mại với Đài Loan sẽ giúp Ấn Độ thu hút thêm đầu tư vào lĩnh vực công nghệ và điện tử. Nhằm mục tiêu thu hút trên 140 tỷ USD vào lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh trong 5 năm tới, đầu tháng 10, chính phủ Ấn Độ đã cấp phép các công ty Đài Loan bao gồm Foxconn Technology Group, Wistron Corp. và Pegatron Corp.

Bất kỳ cuộc đàm phán chính thức nào với Ấn Độ sẽ là sự thắng lợi lớn đối với Đài Loan vốn gặp nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy đàm phán các thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế lớn do sức ép từ phía Trung Quốc. Giống như phần lớn các nước, Ấn Độ không chính thức công nhận Đài Loan với việc hai chính phủ duy trì các cơ quan đại diện ngoại giao không chính thức dưới hình thức “văn phòng đại diện”.

Năm 2018, Ấn Độ và Đài Loan ký thỏa thuận đầu tư song phương cập nhật nhằm mở rộng hơn nữa các quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên. Theo số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, thương mại Ấn Độ – Đài Loan tăng 18%, đạt 7,2 tỷ USD trong năm 2019. Trong những tuần gần đây, chính quyền của bà Thái Anh Văn tiếp tục gia tăng vị thế tại Ấn Độ sau khi Trung Quốc ra tuyên bố yêu cầu các cơ quan báo chí của Ấn Độ không được đề cập đến Đài Loan như là một quốc gia khi đưa tin về các hoạt động kỷ niệm ngày độc lập 10/10 của Đài Loan.

Công luận ở Ấn Độ về Trung Quốc đã trở nên tiêu cực hơn nhiều sau cuộc đụng độ gây chết người ở biên giới hai nước trong tháng 5/2020. Chính phủ Ấn Độ sau đó đã cấm các ứng dụng của Trung Quốc bao gồm TikTok và tiến hành trao đổi với Nhật Bản, Australia và Mỹ về việc tạo chuỗi cung thay thế nhằm đa dạng hóa chuỗi cung, tránh việc lệ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, một thực tiễn đã được lật tẩy bởi đại dịch.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here