Ba sai lầm lớn dẫn đến sự thất bại trong chính sách của phương Tây đối với Trung Quốc

0
62
(Internet)
(Internet)

Tóm tắt bài viết “Phương Tây nên nghe theo lời khuyên của Napoléon cứ để cho Trung Quốc ngủ yên” của học giả người Singapore Mã Khải Thạc (Ma Kaishuo) đăng trên website “Thời báo Tài chính Anh”:

Hai mươi năm đầu của thế kỷ 21 đã qua, thách thức chủ yếu mà Trung Quốc gây ra cho phương Tây là rõ ràng, đó là việc Trung Quốc trở lại trung tâm của thế giới. Phương Tây đã phản ứng tốt trong giai đoạn đầu tiên của công cuộc cải cách và mở cửa tại Trung Quốc (từ năm 1980 đến năm 2020), nhưng lại thất bại trong giai đoạn thứ hai. Thất bại này bắt nguồn từ 3 giả định sai lầm lớn sau:

– Giả định sai lầm thứ nhất: Chừng nào Trung Quốc còn nắm quyền, thì Trung Quốc không thể trở thành một đối tác tốt. Sau khi Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa cộng sản nên bị quét vào bãi rác của lịch sử. Theo lập luận này, thế giới làm thế nào có thể hợp tác được với một chính Đảng đàn áp? Đây là quan niệm sai lầm đầu tiên và ăn sâu nhất trong tâm trí của người phương Tây.

Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy hầu hết người dân Trung Quốc không nghĩ rằng đang thực hiện chế độ đàn áp. Trên thực tế, báo cáo thăm dò lòng tin toàn cầu mới nhất do Edelman thực hiện cho thấy sự ủng hộ từ người dân đối với  Chính phủ Trung Quốc thuộc hàng cao nhất thế giới. Ông Joan Fan, một nhà nghiên cứu tâm lý người Mỹ gốc Hoa tại Đại học Stanford, đã viết sau chuyến thăm Trung Quốc vào năm 2019 rằng “Trung Quốc đang thay đổi … tốc độ quá nhanh, gần như không thể tin được nếu bạn không tận mắt chứng kiến. Điều mà có thể so sánh với sự trì trệ của Mỹ, đó chính là văn hóa của Trung Quốc, từ nhận thức về bản thân tới diện mạo tinh thần đang thay đổi nhanh chóng, chủ yếu theo hướng tích cực”.

– Giả định sai lầm thứ hai: Ngay cả khi hầu hết người dân Trung Quốc hài lòng với Đảng Cộng sản, nhưng nếu Trung Quốc chuyển sang chế độ dân chủ (kiểu phương Tây), điều đó sẽ tốt hơn cho cả Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Rất ít người phương Tây có thể thoát khỏi giả định sai lầm này.

Trước khi Liên Xô sụp đổ và sự sụt giảm mức sống của người dân Nga sau đó, có thể có một số người Trung Quốc tin vào sự chuyển đổi. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều người tin chắc rằng nếu một chính phủ trung ương yếu kém sẽ gây ra hỗn loạn và khiến người dân Trung Quốc chịu khổ cực. Theo quan điểm của người Trung Quốc, lịch sử hàng nghìn năm, trong đó có “trăm năm tủi nhục” (từ 1842-1949), là minh chứng rõ ràng nhất.

Hơn nữa, các chính phủ được bầu theo kiểu dân chủ phương Tây không phải lúc nào cũng tự do và khai sáng. Thủ tướng Ấn Độ Nehru – người được bầu theo hình thức dân chủ – đã tái chiếm thuộc địa Goa của Bồ Đào Nha vào năm 1961 bất chấp sự phản đối của Tổng thống Mỹ khi đó là John F. Kennedy và Thủ tướng Anh Macmillan. Với hệ thống dân chủ (kiểu phương Tây), Trung Quốc có thể còn thiếu kiên nhẫn hơn khi xử lý vấn đề Hồng Công và Đài Loan.

Trên thực tế, không một nước láng giềng nào của Trung Quốc, kể cả nền dân chủ (kiểu phương Tây) lớn nhất châu Á, ủng hộ việc thay đổi chế độ ở Bắc Kinh. Ngay cả khi Trung Quốc trở nên hùng mạnh hơn, thì một Trung Quốc ổn định và có thể dự đoán được hiện nay vẫn tốt hơn một thể chế khác.

– Giả định sai lầm thứ ba, có lẽ cũng là nguy hiểm nhất: một Trung Quốc dân chủ (kiểu phương Tây) chắc chắn sẽ chấp nhận các chuẩn mực và thông lệ phương Tây và trở thành thành viên của các câu lạc bộ phương Tây như Nhật Bản.

Đây chắc chắn không phải là động lực văn hóa phổ quát ở châu Á. Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đều là bạn của phương Tây. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển từ hệ tư tưởng thế tục của Kemal sang hệ tư tưởng Hồi giáo của Erdogan, trong khi Ấn Độ chuyển từ Nehru thân Anh sang Modi theo đạo Hindu.

Chúng ta nhận ra rằng một cơn sóng thần phi phương Tây hóa đang xảy ra. Quan trọng hơn, việc Erdogan tuyên bố chuyển Hagia Sophia thành một nhà thờ Hồi giáo và Modi xây dựng lại các ngôi đền Hindu tại một địa điểm tôn giáo gây tranh cãi là dấu hiệu của khát khao trở về cội nguồn văn hóa, trước khi phương Tây xuất hiện.

Napoléon từng nhắc nhở các nước phương Tây: “Hãy để Trung Quốc ngủ yên, vì khi thức dậy, nó sẽ làm rung chuyển thế giới.” Napoléon đã đúng. Có một tâm lý chống phương Tây tiềm tàng ở Trung Quốc như một ngọn núi lửa đang sắp bùng cháy, thậm chí còn hơn cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Hiện tại, lực lượng chính trị duy nhất có thể kiềm chế các lực lượng này là Trung Quốc.

Đã đến lúc phương Tây phải xem xét kỹ các giả định cơ bản về các vấn đề Trung Quốc. Chính phủ các nước phương Tây nên học cách cùng tồn tại và hợp tác với giới lãnh đạo Trung Quốc, thay cho việc hy vọng Trung Quốc sẽ chuyển đổi hoặc sớm tiêu vong.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here