Kinh tế Bangladesh

0
61
(Internet)

1. Kinh tế Bangladesh: Đại dịch có thể ảnh hưởng đến FDI

Các chuyên gia tin rằng xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Bangladesh có thể chậm lại trong năm nay do ảnh hưởng của bùng phát dịch Covid-19. Theo dự báo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, tổng giá trị FDI thực hiện trên toàn cầu sẽ giảm 20% vào cuối năm 2020 do sự xuất hiện của dịch bệnh chết người.

Sirazul Islam, Chủ tịch điều hành của Cơ quan Phát triển Đầu tư Bangladesh (BIDA) nhận định “Đại dịch Covid-19 đang diễn ra chắc chắn sẽ cản trở dòng vốn FDI vào Bangladesh” và cho rằng các cuộc thảo luận chính sách về các giải pháp dài hạn để thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài là cần thiết. Ông cũng cho biết BIDA đã thực hiện một số sáng kiến về vấn đề này và khuyến nghị sửa đổi đối với một số quy định liên quan trực tiếp đến FDI và cho biết Thủ tướng đã làm việc với các lãnh đạo của Ban Kinh tế Tổng hợp, Ban Tài chính và Ban Doanh thu Quốc gia để tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Khondaker Golam Moazzem, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Đối thoại Chính sách, cho biết sự bùng phát Covid-19 sẽ làm chậm tốc độ đầu tư nói chung, nhưng nó sẽ đặc biệt gây bất lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài do các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng về những rủi ro y tế. Ông cho rằng các nhà đầu tư trước đây muốn đầu tư vào Bangladesh có thể xem xét lại kế hoạch do sự bất ổn kinh tế gần đây do đại dịch gây ra,”Các nhà đầu tư chắc chắn sẽ tránh rủi ro”.

Tương tự, Ahsan H Mansur, Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Chính sách, cho biết sẽ giảm sút nguồn vốn FDI trong năm nay do tác động kinh tế toàn cầu của Covid-19. Ông cũng cho rằng việc thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp là một rào cản lớn cho việc thu hút thêm vốn FDI vào Bangladesh.

Một số dự án cơ sở hạ tầng lớn đang trong các giai đoạn triển khai khác nhau trên khắp đất nước nhưng các dự án này hiện đang bị chậm tiến độ do đại dịch.

Đầu tư nước ngoài vào Bangladesh đã giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái (từ tháng 1 đến tháng 9) xuống còn khoảng 2,15 tỷ USD, theo dữ liệu của Ngân hàng Bangladesh. Tuy nhiên, điều đáng nói là vốn FDI trị giá 2,58 tỷ USD đầu tư vào Bangladesh trong năm tài chính 2017-18, đã tăng lên 3,88 tỷ USD trong năm tài chính tiếp theo 2018-19, tăng 50,71%.

Kể từ khi giành được độc lập (1971), Bangladesh đã nhận được tổng cộng 17,31 tỷ USD vốn FDI.

2. Chính phủ thành lập thêm 50 khu công nghiệp vào năm 2030 

Hôm 10/9, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nurul Majid Mahmud Humayun cho biết chính phủ sẽ thành lập thêm 50 khu công nghiệp trên diện tích 20.000 mẫu đất, tạo việc làm cho 5 triệu người vào năm 2030.

Trong hội thảo trực tuyến dành cho các quan chức Hội doanh nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp Bangladesh (BSCIC)  về đổi mới các dịch vụ dân sự, Bộ trưởng cho rằng BSCIC sẽ phải cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, dễ dàng cho các doanh nghiệp từ 76 khu công nghiệp của mình với chi phí hợp lý. Bộ trưởng cũng kêu gọi các cơ quan chức năng của BSCIC cung cấp các dịch vụ một cửa cho các doanh nhân nhằm thu hút nhiều đầu tư hơn vào khu vực doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, vừa, và tiểu thủ công (small, micro, medium and cottage – SMMC).

Bộ trưởng cho biết do đại dịch đã tạo ra cơ hội chuyển dịch các ngành sử dụng nhiều lao động sang Bangladesh.

Bộ trưởng đã chỉ đạo các quan chức BSCIC tăng cường các hoạt động để tạo ra nền tảng tiếp thị trực tuyến và giúp triển khai gói kích thích kinh tế do Thủ tướng Sheikh Hasina tuyên bố cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và SMMC… bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.

Ông cho biết, khi hợp tác với BSCIC, hàng nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ đã được thành lập ở các vùng nông thôn, góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Các cơ sở tại các khu công nghiệp BSCIC ở các tỉnh khác nhau đã và đang sản xuất các sản phẩm tiêu dùng bao gồm nước rửa tay, đồ bảo hộ cá nhân, khẩu trang, bột giặt, muối ăn và muối công nghiệp…/.

Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here