Báo cáo: Sức hấp dẫn của thị trường EU đối với doanh nghiệp Trung Quốc giảm nhẹ

0
97

Theo một báo cáo do Phòng Thương mại EU-Trung Quốc và Công ty tư vấn quản lý doanh nghiệp Roland Berger công bố gần đây, sức hấp dẫn của thị trường EU đối với doanh nghiệp Trung Quốc giảm nhẹ so với năm 2019, tuy nhiên các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn coi EU là thị trường quan trọng và tiếp tục có ý định đầu tư tại EU.

Đánh giá tổng quát, chỉ số môi trường đầu tư tại EU giảm từ 73 điểm năm 2019 xuống còn 70 điểm năm 2020. So với năm 2019, các chỉ số về môi trường chính trị-kinh tế, môi trường công nghiệp, môi trường nhân tài đều giảm nhẹ. Báo cáo chỉ ra, nếu môi trường kinh doanh của EU được cải thiện hơn nữa, 60% doanh nghiệp được khảo sát có kế hoạch tăng đầu tư vào Châu Âu, gần 20% số có kế hoạch “tăng đáng kể” đầu tư vào Châu Âu.

Báo cáo tổng kết “5 vấn đề cấp bách” mà các doanh nghiệp Trung Quốc tại Châu Âu quan tâm, gồm: ảnh hưởng của đại dịch; chuyển đối số và 5G; rào cản gia nhập thị trường “xanh” của EU; hệ thống đánh giá đầu tư chồng chéo; làm thế nào để hiểu rõ hơn về thị trường và chính sách của EU.

Về vấn đề chuyển đổi số và 5G, báo cáo chỉ ra rằng một số quốc gia thành viên EU gần đây đã thực hiện chiến lược an ninh mạng 5G, coi một số nhà cung ứng ngoài EU là doanh nghiệp có rủi ro cao; về phương diện an ninh mạng, mặc dù EU không coi các doanh nghiệp Trung Quốc là mối đe dọa an ninh, nhưng duy trì thái độ dè dặt và thận trọng đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, điều này ảnh hưởng đến sức sống thị trường và chuỗi cung ứng.

Về vấn đề chồng chéo của hệ thống đánh giá đầu tư, báo cáo cho biết EU đã đưa ra một số biện pháp nhằm tăng cường rà soát đầu tư và an ninh đối với doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp vốn Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải đối diện 3 tầng đánh giá về chống chống độc quyền, đầu tư nước ngoài và trợ cấp nước ngoài, điều này giống như “ba ngọn núi lớn” của thị trường EU.

Để hỗ trợ EU cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc ở Châu Âu có thêm cơ hội tiếp cận thị trường đối đẳng và cùng có lợi, Báo cáo đưa ra kiến nghị: ở cấp vĩ mô, Trung Quốc và Châu Âu cần tăng cường hoạch định chính sách, tăng cường hợp tác khu vực tư nhân, cùng nhau thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch; ở cấp độ vi mô, Trung Quốc và EU nên triển khai đối thoại tin cậy lẫn nhau về an ninh mạng, thúc đẩy thực hiện đàm phán “Hiệp định đầu tư toàn diện Trung Quốc-EU” trong năm 2020, xây dựng cơ chế trao đổi doanh nhân trẻ Trung Quốc-EU. Đồng thời, khuyến nghị EU đánh giá đầy đủ tính khả thi của “Sách trắng về trợ cấp nước ngoài” và các luật liên quan, khuyến khích và tiếp nhận doanh nghiệp vốn Trung Quốc tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn công nghiệp tại EU./.

Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here