Ngành bán dẫn Trung Quốc nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ

0
71
(Internet)
(Internet)

Trong bối cảnh chính phủ Mỹ tăng cường kiểm soát đối với các công ty công nghệ cao của Trung Quốc, Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC) đang đẩy nhanh xây một hệ thống sản xuất không phụ thuộc vào công nghệ Mỹ. Bên cạnh việc nâng cao tỷ lệ sử dụng thiết bị nội địa, các công ty Trung Quốc cũng đang tìm kiếm công nghệ của các quốc gia khác ngoài Mỹ.

Kể từ ngày 15/9/2020, lệnh cấm cung cấp chất bán dẫn được sản xuất bằng thiết bị, phần mềm thiết kế do Mỹ sản xuất cho Huawei, Tập đoàn chế tạo thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc chính thức có hiệu lực. SMIC là một trong những nhà cung ứng chất bán dẫn cho Huawei, cũng phụ thuộc vào công nghệ Mỹ. Nhưng vì là doanh nghiệp Trung Quốc, SMIC có thể không chấp thuận việc tuân theo ý chí của chính phủ Mỹ. Có thể nhận thấy, trong thời gian tới, để tiếp tục chính sách phong tỏa, chính phủ Mỹ sẽ cấm công ty Mỹ giao dịch với SMIC.

Để đối phó lại, SMIC sẽ đẩy nhanh thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ. Trong năm 2020, SMIC xây dựng dây chuyền sản xuất chip 40 nanomet mà không dùng thiết bị Mỹ. So với dây chuyền được sử dụng để sản xuất chip điện thoại thông minh dưới 10 nanomet, dây chuyền sản xuất chip 40 nanomet gặp bất lợi về mặt tính năng, nhưng có thể sử dụng rộng rãi để chế tạo các thiết bị gia dụng như tivi. Mục tiêu của SMIC là trong vòng 3 năm, sẽ tự chủ xây dựng một dây chuyền sản xuất chip 28 nanomet.

Các doanh nghiệp thiết bị chế tạo Trung Quốc cũng đang tập trung nguồn lực hỗ trợ nội địa hóa ngành bán dẫn trên các phương diện: (i) thiết bị khắc axit loại bỏ tạp chất trên phiến silicon; (ii) thiết bị cơ khí hóa chất đánh bóng phiến silicon; (iii) công cụ thiết kế tự động chất bán dẫn.

Chính phủ Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp liên quan chế tạo chất bán dẫn, khuyến khích doanh nghiệp niêm yết chứng khoán để huy động vốn trên sàn STAR Market.

Mặc dù vậy, tỷ lệ nội địa hóa thiết bị và nguyên liệu chế tạo chất bán dẫn của Trung Quốc vẫn còn tương đối thấp. Thiết bị và nguyên liệu chế tạo của Trung Quốc chỉ dùng cho sản xuất chip có tính năng thấp, vẫn còn cách biệt tương đối lớn so với công nghệ của Mỹ, Nhật, Châu Âu. Đặc biệt là trong các lĩnh vực đòi hòi công nghệ cao như khắc axit, lắng đọng hơi hóa học, hàn xì… các công ty Mỹ vẫn nắm ưu thế hơn.

Bên cạnh việc tự phát triển công nghệ, doanh nghiệp sản xuất bán dẫn Trung Quốc còn tập trung mua sản phẩm từ các doanh nghiệp của quốc gia khác. Đặc biệt là công nghệ của doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đạt trình độ tiên tiên trên thế giới. Theo nguồn tin, doanh nghiệp Nhật Bản đã nhận được nhiều đơn hàng của Trung Quốc. Tuy nhiên, doanh nghiệp Nhật Bản, Châu Âu sẽ phải đối mặt với rủi ro nếu đi ngược lại mong muốn của chính phủ Mỹ để giao dịch với Trung Quốc. Doanh nghiệp Nhật Bản, Châu Âu sẽ tiến hành giao dịch một cách thận trọng trong quá trình tìm hiểu rõ lệnh trừng phạt của Mỹ.

Có thể nhận thấy, bên cạnh việc dựa vào các công ty của các quốc gia khác để bù đắp khoảng cách công nghệ, Trung Quốc đang tăng cường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình về lâu dài. Cọ sát Trung-Mỹ cũng là cơ hội để Trung Quốc tăng cường quy mô và tốc độ nội địa hóa ngành công nghiệp bán dẫn./.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here